Giá dầu WTI và Brent đều đang được quan tâm do nhà đầu tư đang khá tích cực về nhiều yếu tố như nỗ lực cắt giảm dư thừa cung dầu của các nhà sản xuất cũng như quyết định của Trump công bố vào chiều 8/5 (theo giờ Mỹ) rằng liệu có ra khỏi Hiệp định hạt nhân 2015 hay tiếp tục ở lại để kiềm chế hoạt động này của Iran, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Các yếu tố địa chính trị vẫn còn đó. Một số người lập luận rằng động lực thực sự giúp giá dầu tăng là không có gì khác ngoài việc Ả rập xê út đang chuyển dần vai trò là quốc gia ổn định cung cầu đối với thị trường dầu toàn cầu.
“Ả rập xê út hiện nay là yếu tố chính”, một nguồn tin cấp cao của OPEC gần đây cho biết. Theo một quan chức cao cấp của Ả rập xê út, Thái tử Mohammed bin Salman (MSB) người cai trị đất nước hằng ngày, đứng đằng sau những diễn biến này.
Chính sách dầu của Ả rập xê út – trước thời kỳ MBS
Giá dầu Brent, thước đo dầu mỏ toàn cầu, vượt ngưỡng $75 trong tuần này, mức cao nhất kể từ khi OPEC quyết định cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá ngày 27/11/2014. Động thái này tạo ra một cuộc chiến thị phần và khiến giá sụt giảm xuống gấn $25 trong đầu năm 2016. Vào thời điểm đó, Bộ trưởng dầu mỏ của Ả rập xê út Ali Al Naimi cho rằng dầu có thể tự cân bằng ở mức giá thấp hơn, nhấn mạnh chiến lược của nước này về việc tái tạo chiến lược thị phần dài hạn của OPEC bằng cách chấm dứt hoạt động sản xuất dầu có chi phi cao của Mỹ.
Nhưng khi các thành viên OPEC cảm thấy mệt mỏi về việc giá giảm, làm giảm lợi nhuận và thu hẹp dự trữ tài chính, trong năm 2016, nhóm này đã thảo luận về việc quản lý thị trường với sự giúp đỡ của Nga và một số quốc gia không phải là thành viên. Thoả thuận cắt giảm 1,8 triệu thùng/ngày đã được OPEC, Nga và 9 quốc gia sản xuất toàn cầu khác thực hiện vào tháng 11/2016, khiến giá hồi phục về ngưỡng $50 vào cuối năm đó.
Thoả thuận đã được gia hạn hai lần, lần đầu vào tháng 5/2017 trong 9 tháng. Tháng 12/2017, Nga và OPEC đồng ý tiếp tục gia hạn thoả thuận lần thứ 2, kéo dài đến hết năm 2018.
Khi đưa ra quyết định đó, họ cũng ngầm báo hiệu rằng nếu thị trường trở nên quá nóng và giá tăng cao thì họ sẽ kết thúc thoả thuận sớm hơn, và đối thủ chính của OPEC, các nhà sản xuất dầu của Mỹ sẽ bắt đầu gia tăng sản lượng. Tính đến nay tháng 5/2018, việc cắt giảm nguồn cung hầu như đã đạt mục tiêu đề ra là giảm lượng hàng tồn kho xuống mức trung bình trong 5 năm, trong khi sản lượng của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất. Tuy nhiên, lãnh đạo của thành viên OPEC và Ả rập xê út vẫn chưa có động thái muốn chấm dứt thoả thuận sớm.
Chính sách dầu của Ả rập xê út – sau thời kỳ MBS
Vậy điều gì đã góp phần vào sự thay đổi này? Câu trả lời là: đợt chào bán IPO sắp tới của Aramco, viên ngọc của Ả rập xê út.
Đợt IPO này dự kiến xảy ra trong nửa sau năm 2018, được cho là đợt chào bán lớn nhất từ trước đến nay với kỳ vọng đạt 100 tỷ USD và niêm yết trên sàn Tadawul. Tuy nhiên, nó đã bị trì hoãn cho đến năm 2019 do họ muốn đẩy giá dầu lên trước khi chào bán nhằm tối đa hoá giá trị của Aramco trước khi niêm yết.
Các quan chức Ả rập xê út cho biết họ hi vọng sẽ bán được 5% cổ phần công ty với định giá hơn 2.000 tỷ USD.
Giá dầu tăng cũng là điều cần thiết đối với những cải cách kinh tế của Thái tử Mohammed bin Salman dự kiến trong “Tầm nhìn 2030” của ông. Quốc gia này cũng tham gia vào một cuộc chiến khá tốn kém trên biên giới phía nam với quân nổi loạn Yemeni.
Giá đã tăng khoảng 60% kể từ 21/6/2017 – ngày MBS được bổ nhiệm làm hoàng tử của Ả rập xê út với già từ khoảng $45 lên $75.
Giá dầu tăng mỗi USD, doanh thu của Ả rập xê út tăng thêm khoảng 3,1 tỷ USD mỗi năm, theo báo cáo của Tập đoàn Rapidan Energy, một công ty tư vấn của Washington.
“Ả rập xê út không có ý định làm bất cứ điều gì để ngăn chặn đợt tăng này”, một quan chức chính phủ cấp cao cho hay. “Đây thực sự là những gì quốc gia này mong muốn”.
Thực tế, nếu MBS tiếp tục con đường của ông, giá dầu sẽ tăng cao hơn trong nửa cuối năm và kiểm nghiệm ngưỡng $100/thùng do Ả rập xê út bỏ qua thị phần của họ ở thị trường toàn cầu và việc Mỹ tăng sản lượng của họ. Những báo cáo gần đây cho thấy Ả rập xê út muốn giá dầu tăng hơn nữa, khiến thị trường đồn đoán rằng quốc gia này có thể phản đối bất kỳ thay đổi nào để hạn chế sản lượng khi OPEC họp lại vào tháng 6.
Bộ trưởng Năng lượng hiện nay của Ả rập xê út Khalid al-Falih nói rằng thành viên OPEC sẽ cần tiếp tục phối hợp với Nga và các quốc gia sản xuất dầu mỏ không thuộc OPEC khác về việc giảm nguồn cung năm 2019.
MBS cũng chỉ trích Iran và thoả thuận hạt nhân năm 2015 khi thoả thuận này ký với các cường quốc trên toàn cầu, và gọi đó là một “thoả thuận không hoàn thiện”. Chắc chắn Ả rập xê út sẽ thấy khá vui khi thấy Iran tiếp tục nhận các lệnh trừng phạt lên chương trình hạt nhân và sản lượng dầu của họ, điều sẽ khiến giá dầu tiếp tục tăng giá.
Mặc dù Ả rập xê út đã cố gắng hạ nhiệt giá dầu trong quá khứ do họ đã đẩy nó lên cao năm 2008 và 2011, quan điểm của Riyadh đã thay đổi, chuyển từ vai trò tiếp tục kiềm chế và thuyết phục các thành viên rằng giá dầu tăng quá nhanh sẽ giúp nhà cung cấp thay thế hưởng lợi, cụ thể là các công ty sản xuất đá phiến của Mỹ. “Chúng tôi đã đi vòng tròn”, một quan chức trong ngành nghĩ như vậy. “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Ả rập xê út muốn giá dầu ở mức $100 cho đến khi kết thúc IPO của Aramco”.
Hiện nay, chính Iran và Nga đang khá thận trọng khi đẩy giá dầu lên cao hơn, nhấn mạnh về những động lực quan trọng trên thị trường dầu mỏ đã thay đổi.
Tuy nhiên có lẽ người chiến thắng lớn nhất chính là ngành đá phiên của Mỹ, ngành được hưởng lợi nhờ giá dầu tăng. Các máy khoan dầu của Mỹ thêm 9 giàn khoan trong tuần từ ngày 4/5 nâng tổng số lượng giàn khoan lên 834, mức cao nhất kể từ tháng 3/2015.
Thực tế, việc sản xuất dầu trong nước tăng lên mức cao nhất 10,62 triệu thùng/ngày nhờ khai thác đá phiến, trên mức sản xuất của Ả rập xê út. Trong khi đó, chỉ có Nga hiện sản xuất nhiều hơn, khoảng 11 triệu thùng/ngày.
Điều này khiến xuất khẩu dầu của Mỹ tăng mạnh. Trong tháng 4, nguồn cung từ Mỹ đến Châu Âu đạt mức kỷ lục 550.000 thùng/ngày, theo số liệu của Thomson Reuters. Năm 2017, Châu Âu chiếm khoảng 7% tổng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ, tuy nhiên tỷ lệ này đã tăng lên mức 12% trong năm nay.
Các nguồn tin thương mại cho biết nguồn cung dầu từ Mỹ đến Châu Âu vẫn liên tục tăng, và thường do chi phí dầu từ OPEC và Nga. Đó là một việc chưa từ thấy cho đến vài năm trước.