Đồng đã tăng mạnh đầu tháng 4, hướng đỉnh mới của năm 2021, nhờ nền kinh tế đang phục hồi của Mỹ cùng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 2 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Joseph Biden và các tín hiệu kỹ thuật mạnh mẽ.
Sau khi giảm gần 3% trong tháng 3, hợp đồng tương lai của đồng tên sàn giao dịch New York đang tăng trở lại, phục hồi toàn bộ những gì đã mất trong tháng trước. Mặc dù tháng 4 mới chỉ có 4 phiên giao dịch, nhưng những gì hỗ trợ cho kim loại này từ nhiều dữ liệu và sự kiện là không thể nhầm lẫn.
Số liệu mới nhất đến từ chỉ số phi sản xuất PMI tháng 3 của Mỹ cho tháng 3, được xuất bản bởi Viện quản lý nguồn cung vào thứ Hai.
Chỉ số này đã tăng lên 63.7, vượt mục tiêu của các nhà kinh tế học là 59. Đây là số liệu tốt nhất của ngành dịch vụ kể từ năm 1997, cho thấy sức mạnh của sự phục hồi kinh tế Hoa Kỳ từ đại dịch.
Nhiều lợi thế cho đồng: Kinh tế, việc làm, vắc-xin
Dữ liệu ISM dựa trên báo cáo việc làm của Hoa Kỳ trong tháng 3 được công bố vào thứ Sáu, cho thấy 916,000 việc làm đã được tạo ra so với con số kỳ vọng chỉ là 660,000 của các nhà kinh tế học.
Bên cạnh đó, Tổng thống Biden hy vọng kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của mình được thông qua trước mùa hè để tạo nền tảng cho hàng nghìn công việc mới dưới “Kế hoạch Việc làm Hoa Kỳ” của ông - kế hoạch được đưa ra sau khoản cứu trợ COVID-19 trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la được Quốc hội thông qua vào tháng trước .
Trên hết, chương trình tiêm chủng của Mỹ đang liên tiếp lập kỷ lục, với 4 triệu người được tiêm chủng chỉ trong 1 ngày thứ Năm.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán tăng mạnh phản ứng với những diễn biến này, với chỉ số S&P 500 đạt đỉnh kỷ lục trên 4,000 điểm lần đầu tiên vào tuần trước và chỉ số Dow Jones đỉnh mọi thời đại.
Jeff Halley, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương tại công ty môi giới trực tuyến OANDA, lưu ý rằng sự bùng nổ của những diễn biến tích cực đã khiến “các thị trường tại Mỹ trở lại hoạt động qua đêm”, thúc đẩy tâm trạng “mua (gần như) mọi thứ”.
Trong khi giá dầu giảm do lo ngại về khả năng cung vượt cầu, Đồng, một mặt hàng siêu nhạy cảm khác với nền kinh tế và thị trường chứng khoán, vẫn không bỏ lỡ diễn biến của thị trường.
Hợp đồng sắp đáo hạn Đồng trên sàn Comex của New York giao dịch ở mức nhất là là 4.16 đô la mỗi lb trong tháng 4, chỉ thấp hơn khoảng 25 cent hay 6% so với đỉnh của năm là gần 4.38 đô la vào tháng 2.
Tính đến thời điểm hiện tại, Đồng trên sàn Comex đã tăng 2,6%, lấy lại tất cả những gì đã mất trong tháng 3, mặc dù chỉ mới giao dịch bốn ngày trong tháng 4.
Biểu đồ kỹ thuật cũng ủng hộ Đồng
Bên cạnh các biến động, biểu đồ Đồng cho thấy giá có thể đóng cửa ở mức đỉnh tháng Hai nếu nó duy trì đà tăng mà không quay lại ngưỡng hỗ trợ 4 đô la
Sunil Kumar Dixit, chuyên gia biểu đồ kỹ thuật tại SK Dixit Charting ở Kolkata, Ấn Độ cho biết:
“Đà tăng của Đồng sẽ được duy trì, miễn là đường EMA 50 ngày ở mức 3.98 đô la được giữ vững”.
“Nếu giá đóng cửa trong ngày trên 4.15 đô la, đường hỗ trợ mới ở mức này sẽ được hình thành và mục tiêu tiếp theo sẽ là 4.37 đô la, ứng với đỉnh tháng Hai”.
Mức cao nhất mọi thời đại của giá Đồng trên sàn Comex là 4.50 đô la được thiết lập vào tháng 8/2011. Vào tháng 3/2020, ngay trước thời điểm bùng phát COVID-19 mạnh, đồng được giao dịch ở mức 2.26 đô la. Hiện giá đồng cao hơn 80% so với mức hồi tháng 3, khiến nó trở thành một trong số ít hàng hóa hưởng lợi trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế kỷ này.
Thường được xem là công cụ phản ánh nền kinh tế toàn cầu, giá đồng đã tăng gần như liên tục trong một năm nay, bắt đầu với việc được hỗ trợ bởi Trung Quốc, đất nước hồi phục đầu tiên sau đại dịch.
Kể từ đầu năm, các nhà giao dịch đã kỳ vọng các gói kích thích của Mỹ sẽ châm ngòi cho xu hướng “giao dịch theo kỳ vọng lạm phát” và đưa đồng lên một tầm cao mới.
Tăng phát là chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ được thiết kế để tăng sản lượng, kích thích chi tiêu và hạn chế các tác động của giảm phát - thường xảy ra sau một thời kỳ kinh tế không chắc chắn hoặc suy thoái.
Tăng phát đôi khi cũng được sử dụng để mô tả giai đoạn đầu tiên của sự phục hồi kinh tế sau một thời gian suy thoái. Đồng đô la thường suy yếu trong những giai đoạn này, làm tăng giá của hàng hóa và tạo ra “giao dịch theo kỳ vọng lạm phát”.
Bên cạnh gói cứu trợ đại dịch, kế hoạch cơ sở hạ tầng của chính quyền Biden là kế hoạch có thể cung cấp nhu cầu cơ bản thực sự đối với đồng. Những cây cầu ọp ẹp và các công trình công cộng khác trên khắp nước Mỹ dự kiến sẽ được nâng cấp theo kế hoạch, đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn tấn kim loại, bao gồm cả đồng, được đưa vào sử dụng.