Hiện nay, 2 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ là sự sợ hãi và việc đầu cơ dựa trên nỗi sợ đó. Nỗi sợ là tại một thời điểm trong vài tháng tới sẽ không có đủ dầu trên thị trường toàn cầu để thoả mãn nhu cầu. Hoạt động đầu cơ là nỗi sợ này sẽ đẩy giá dầu lên giá 3 chữ số. Nhưng những mối quan tâm này có phù hợp với thực tế không?
Các quỹ đầu cơ và các nhà buôn dầu lớn đều cho rằng Mỹ, Ả rập xê út, EUA, I-rắc, Kuwait và Ngan sẽ không thể sản xuất và xuất khẩu đủ dầu để bù đắp mức thiếu hụt từ thị trường Venezuela và Iran trong vài tháng tới. Điều này khiến giá dầu Brent tăng 4,82% và dầu WTI tăng 5% trong 7 ngày qua.
Nỗi lo sợ về sự thiếu cân bằng cung cầu giả định này là những dấu hiệu cơ bản cho thấy thị trường dầu đang cân bằng ở mức hiện tại và sẽ có đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu. Platts báo cáo rằng Bộ trưởng năng lượng Ả rập xê út Khalid al Falih đã nói với những người tham dự Diễn đàn tuần lễ Năng lượng Nga rằng “không có một khách hàng nào không được đáp ứng nhu cầu dù chỉ 1 thùng kể từ tháng 6”. Điều này có thể đúng, nhưng giá dầu Brent đã tăng 10% kể từ đầu tháng 7, cho thấy thị trường đang bị kiểm soát bởi giới đầu cơ và sự sơ hãi của thị trường, không phải do cung và cầu.
Những phát biểu gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với OPEC và Ả rập xê út cho thấy ông thất vọng về diễn biến tăng của giá dầu thời gian gần đây. Giá xăng trung bình ở Mỹ đang tiến gần ngưỡng $3/gallon và vẫn còn có thể tăng thêm cho đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Khi nói về nguồn cung, sự thật là Ả rập xê út và Nga đang tạo ra các tín hiệu nhưng thị trường dường như vẫn bỏ qua điều này. OPEC và các nước không thuộc OPEC không chính thức thông báo sẽ tăng sản xuất tại cuộc họp mới nhất trong tháng 9, nhưng thực tế, những nhà sản xuất lớn đều có tín hiệu khác.
Khalid al Falih thông báo vào sáng thứ 4 rằng sản lượng tháng 10 của Ả rập xê út tăng lên mức 10,7 triệu thùng/ngày, tăng từ mức 200.000 thùng lên 300.000 thùng/ngày kể từ tháng 9.
Tương tự, Nga tuyên bố sản lượng của họ đã tăng lên mức 150,000 thùng ngày trong tháng 9 và Vladimir Putin nói rằng Nga có thể tăng thêm 300.000 thùng/ngày nữa.
Cũng có một số dấu hiệu cho thấy Ả rập xê út, Kuwait và Chevron Chevron (NYSE:CVX) đang ký thoả thuận sẽ khởi động lại việc sản xuất dầu ở khu vực trung lập giữa Ả rập xê út và Kuwait. Các báo cáo đều mâu thuẫn về việc liệu việc sản xuất dầu có thể bắt đầu ngay lập tức sau thoả thuận đó hay phải mất ít nhất 6 tháng để chuẩn bị và hoạt động trở lại.
Những nhà đầu cơ dường như đã bỏ qua thông tin này, do giá dầu tiếp tục tăng khi thông tin được công bố.
Có một số tín hiệu giảm đối với nhu cầu dầu, nhưng thị trường đang bỏ qua chúng. Dữ liệu hàng tuần của EIA cho thấy Mỹ đang chất thêm kho dự trữ dầu. Loại thông tin này thường sẽ khiến giá giảm, nhưng không. Hàng tồn kho xăng ở Mỹ cũng ở mức cao kỷ lục vào thời điểm này trong năm, cho thấy các nhà máy lọc dầu có thể sớm giảm lượng mua dầu thôl cho đến khi hàng tồn kho được sử dụng hết. Châu Âu đang bước vào mùa bảo trì nhà máy lọc dầu và việc dầu thô giảm khiến nhu cầu giảm, nhưng thị trường cũng đang bỏ qua thông tin này.
Nỗi sợ hãi và việc đầu cơ đối với đòn trừng phạt Iran là lý do khiến giá dầu tăng hiện nay. Tại thời điểm nhất đinhk, tình hình cung cầu sẽ rõ ràng và yếu tố sợ hãi sẽ biến mất. Chúng tôi băn khoăn với 2 câu hỏi:
Giá dầu sẽ còn được đẩy lên mức nào? Khi nào bong bóng này sẽ vỡ?