Viết bởi Kathy Lien, Giám đốc điều hành Phòng Chiến lược Ngoại hối - Công ty Quản lý tài sản BK.
Đây là một tuần khá tuyệt vời để mua USD và đánh giá độ bền đà tăng của USD và điều quan trọng là không phải chỉ 1 mà có đến 4 yếu tố khiến USD phục hồi nhanh chóng trong tuần qua 1) lãi suất tín phiếu tăng nhanh 2) số liệu trên toàn cầu giảm nhẹ 3) doanh số bán lẻ khá/báo cáo Beige Book lạc quan 3) không có thêm thông tin về tình hình địa chính trị. Nhà đầu tư cảm thấy nhẹ nhõm sau khi đạt được các mục tiêu cụ thể ở Syria, Tổng thống Trump không khiến căng thẳng gia tăng, thay vào đó ông đã từ bỏ kế hoạch đưa ra nhiều đòn trừng phạt hơn. Tuy nhiên bây giờ vẫn còn quá sớm để vui mừng khi ông Trump bất ngờ chỉ trích các thành viên OPEC ngày thứ 6 rằng họ đã tăng giá dầu “giả tạo”, và điều này “không thể chấp nhận được”.
Nếu Tổng thống Trump vẫn giữ yên lặng, dữ liệu Mỹ cải thiện, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng gần lên mức 3% sẽ khiến USD có thể tiếp tục đà tăng của mình. Thông tin quan quan trọng nhất làGDP Q1/2018 ngày hôm qua. Trước đó, dữ liệu bị chi phối bởi báo cáo nhà ở và niềm tin người tiêu dùng. Tuy nhiên, hôm qua GDP Mỹ vẫn chưa được công bố, lãi suất Trai sphieesu sẽ có ảnh hưởng lớn đến USD. Nếu lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm mà vượt mức 3%, cổ phiếu có thể giảm mạnh khiến ngoại tệ bị bán trên diện rộng. Niềm tin nhà đầu tư công bố vào thứ 3 có khả năng làm tổn thường USD thay vì hỗ trợ do tâm lý nhà đầu tư có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những rủi ro khác gần đây. Trong tuần cũng có thông báo chính sách tiền tệ của Nhật nhưng không có thay đổi nào được kỳ vọng vì người Nhật sẽ không vội vàng chấm dứt chính sách tiền tệ đang vô cùng dễ dàng của họ.
Euro đang giảm trước thông báo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuần tới. Sau khi tích luỹ trong 8 phiên và giảm qua ngưỡng 1,24, EUR/USD đã gãy xu hướng do ý kiến thận trọng của thành viên ECB,Weidmann. Người đứng đàu Bundesbank của Đức nói rằng đã có những dấu hiệu cho thấy quý đầu tiên của Đức “không quá sáng sủa”. Tuy nhiên, hôm qua, Chủ tịch ECB Draghi cho rằng động lực tăng trưởng vẫn sẽ tiếp tục và niềm tin triển vọng lạm phát sẽ tăng mặc dù tăng trưởng khu vực Châu Âu có thể đã đạt đỉnh. Euro sẽ là tiêu điểm chính trong tuần, với cuộc họp của ECB, các chỉ số PMI khu vực Châu Âu, báo cáo IFO và số liệu thị trường lao động của Đức sẽ công bố trong tuần tới. Từ cuộc họp chính sách lần trước, chúng ta thấy khu vực Châu Âu suy yếu nhiều hơn là cải thiện. Do đó, chúng tôi không cho rằng triển vọng của Mario Draghi sẽ cải thiện trong tháng này khi tâm lý và mức chi tiêu của người Đức đã giảm đáng kể. ECB cũng không cho thấy tín hiệu gì về việc sẽ chấm dứt QE sớm và cũng không dự kiến sẽ tăng lãi suất. Nếu báo cáo PMI và IFO mà không đạt kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ chờ đợi vị thế mới từ ECB. Rủi ro đối với xu hướng giảm của euro và nhận xét của ông Draghi có thể sẽ khiến EUR/USD giảm xuống 1,21.
Đồng Bảng đã đạt đỉnh trong tuần này mặc dù số liệu đáng thất vọng và những ý kiến không tốt vừa Thống đốc Carney của Ngân hàng Anh (BoE). Doanh số bán lẻ, giá tiêu dùng và tăng trưởng tiền lương đều không đạt kỳ vọng, khiến Thống đốc cho rằng có một số khác biệt trong quan điểm chính achs tiền tệ. Ông sẽ xem xét chúng cẩn thận trước “những cuộc họp khác trong năm”. Nói cách khác, ông cho rằng Anh có nhiều thời gian để tăng lãi suất và họ không cần thiết phải làm điều đó trong tháng 5. Đáp lại điều đó, kỳ vọng về việc tăng lãi suất đã giảm từ 96% từ ngày thứ 2 xuống chỉ còn 50% trong ngày thứ 6. Do số liệu giảm nhẹ vào đầu tháng này, kỳ vọng về tăng lãi suất cũng giảm, do đó biến động của đồng Bảng không phải là điều bất ngờ. Ngay cả khi BoE tỏ ra lạc quan, cuộc họp tới cũng sẽ diễn ra trong 3 tuần nữa và có thể lực chốt lời sẽ xảy ra. Vì lý do đó, chúng tôi cho rằng GBP/USD sẽ giảm nhẹ xuống mức 1,3850. Số liệu có ý nghĩa duy nhất trên thị trường Anh là GDP quý 1 sẽ được công bố vào cuối tuần tới.
Cả 3 loại ngoại tệ hàng hoá đều tiếp tục giảm trong ngày hôm qua. Báo cáo kinh tế mới nhất của Canada khiến USD/CAD lên ngưỡng 1,27. Trong khi doanh số bán lẻ tăng 0,4%, chi tiêu không bao gồm ô tô bị trì trệ trong tháng 2 khiến mức trung bình 3 tháng giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015. Tăng trưởng giá tiêu dùng giảm từ 0,6% xuống 0,3%. Những báo cáo này đã củng cố sự thận trọng của Ngân hàng Canada và cho thấy nền kinh tế đang chậm lại từ tháng trước. Không có báo cáo kinh tế nào được công bố cho thị trường Úc và Niu-di lân tuy nhiên đà tăng của đồng bạc xanh khiến cặp AUD/USD và NZD/USD giảm xuống mức thấp. Đối với AUD/USD, ngưỡng quan trọng là 0,7650. Nếu ngưỡng này bị phá vỡ, ngưỡng tiếp theo là 0,75. Cặp tỷ giá này có thể giảm xuống mức này nếu tăng trưởng giá tiêu dùng công bố vào tuần tới không đạt kỳ vọng. CPI dự kiến sẽ tăng tốc theo năm nhưng kỳ vọng về lạm phát tiêu dùng lại giảm, gây ra rủi ro cho xu hướng giảm. NZD cũng bị tổn thương nếu cán cân thương mại không đạt kỳ vọng, có thể do giá sữa giảm trong tháng 3 và hoạt động sản xuất tháng 3 suy yếu.