Cuộc khủng hoảng trên thị trường ngoại hối ngày thứ 6 là một lời nhắc nhở tại sao bạn không nên mất cảnh giác với tháng 8 - hoặc tránh xa hoặc chuẩn bị cho một động thái lớn trên thị trường tài chính.
Giai đoạn nghỉ hè ở Châu Âu và Mỹ là thời điểm có thanh khoản thấp hơn, kết hợp cùng các diễn biến tiền tệ. Trong 10 ngày giao dịch đầu tiên của tháng 8, Chỉ số USD đạt mức cao nhất trong 1 năm, đưa EUR/USD xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2017. Cặp GBP/USD đạt mức thấp nhất kể từ tháng 6/2017 và Đôla Úc đạt mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017. Cặp NZD/USD đạt mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng 3/2016. Diễn biến này nhanh và mạnh mẽ do quan ngại về yếu tố nội địa như Brexit, RBNZ và sự lây lan rủi ro ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các số liệu kinh tế có ít ảnh hưởng đến thị trường và chúng tôi cũng đang chờ đợi thêm thông tin trong tuần tới.
Thổ Nhĩ Kỳ có những vấn đề riêng nhưng đây không phải là rủi ro cục bộ. Họ cũng đang trong một cuộc tranh cãi chính trị với Mỹ. Thị trường dường như không hạnh phúc với các chính sách kinh tế của họ. Washington đã áp dụng các biện pháp trừng phạt và USD tăng làm tăng chi phí nợ. Các quốc gia khác như Trung Quốc và Nga cũng đang có căng thẳng ngoại giao với Mỹ. Chính quyền Trump đã áp dụng những biện pháp trừng phạt đối với nhiều quốc gia. Argentina gặp khó khăn về chính trị và USD mạnh hơn đặt ra những rủi ro nghiêm trọng cho các nước trên thế giới. Do đó, trong tháng thanh khoản thấp như tháng 8, những khó khăn trên thị trường mới nổi có thể lan ra những phần còn lại của thế giới. Ngân hàng trung ương Châu Âu trước đây đã bày tỏ quan ngại về việc không tiếp xúc giữa Ngân hàng Châu âu và các công ty Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ thất bại, không còn nghi ngờ rằng họ sẽ ảnh hưởng đến các thị trường khác trên toàn thế giới.
USD
Rà soát dữ liệu
- Chỉ số PPI nhu cầu cuối) 0,5% so với dự kiến 0,2%
- Chỉ số PPI không bao gồm thực phẩm và năng lượng 0,1% so với dự kiến 0,2%
- Chỉ số PPI không bao gồm thực phẩm, năng lượng và thương mại 0,3% so với dự kiến 0,2%
- Số liệu CPI 0,2% so với dự kiến 0,2%
- Số liệu CPI không bao gồm thực phẩm và năng lượng 0,2% so với dự kiến 0,2%
Xem trước dữ liệu
- Số liệu sản xuất của bang, doanh số bán lẻ, sản lượng công nghiệp và sản xuất – Khả năng có bất ngờ tăng do doanh số bán lẻ Redbook tăng 0,9% so với tháng trước. Tăng trưởng tiền lương tăng.
- Chỉ số Philadelphia Fed, số lượng nhà bắt đầu và Cấp phép xây dựng – Cần phải xem khảo sát Empire State nhưng USD manhj hơn, lãi suất tăng sẽ đưa ra kết quả khả quan
- Báo cáo đại học Michigan – Khả năng có bất ngờ tăng sau khi chỉ số Lạc quan kinh tế IBD/TIPP đạt mức cao trong 14 tháng.
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 110,00
- Kháng cự 112,00
USD tăng do nhà đầu tư đổ xô vào sự an toàn của loại tài sản trú ẩn này. Trong khi USD mạnh hơn đang là vấn đề trên toàn thế giới, nó vẫn chưa ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Mỹ. USD mạnh hơn dự kiến ảnh hưởng xuất khẩu, lạm phát thấp hơn khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm việc tuyển dụng nhưng cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc đó. Tăng trưởng lạm phát vẫn mạnh mẽ với tăng trưởng lạm phát lõi lên mức cao nhất kể từ năm 2008 cho đến tháng trước. Tăng trưởng việc làm khá lành mạnh, thu nhập tăng và niềm tin người tiêu dùng ổn định. Yếu tố duy nhất bị ảnh hưởng là lợi nhuận công ty. Doanh số bán lẻ, dữ liệu duy nhất về thị trường Mỹ trong tuần này dự kiến giảm nhẹ tuy nhiên vẫn đủ mạnh cho phép Fed tăng lãi suất.
Tại một thời điểm nào đó, việc USD mạnh hơn sẽ ảnh hưởng phần nào đến nền kinh tế Mỹ đặc biệt nếu nó tiếp tục làm căng thẳng với các nước khác nhưng chúng tôi vẫn chưa nhìn thấy bằng chứng về việc đó. Xu hướng tăng không ngừng ở đồng USD sẽ không kết thúc cho đến khi các quan chức Mỹ nhún nhường hoặc các nhà hoạch định chính sách thực hiện các bước (bằng lời nói hoặc thể chất) để ngăn chặn các đồng tiền khác trượt giá. Nếu không, sự khác biệt trong tăng trưởng và chính sách tiền tệ đang tăng hàng tuần, đẩy các loại tiền khác giảm mạnh. Trong vài tuần tới, chúng tôi tìm kiếm các phạm vi giao dịch để mở ra các mốc quan trọng mới cần đạt được. Điều quan trọng là các nhà đầu tư nên tiếp tục tìm kiếm các nhận xét hoặc thay đổi chính sách vì xu hướng hiện tại trên thị trường ngoại hối sẽ vẫn được duy trì cho đến khi một chất xúc tác lớn khác thay đổi tâm lý nhà đầu tư.
Bảng Anh
Rà soát dữ liệu
- Cán cân thương mại 11,38 tỷ so với dự kiến -11,9 tỷ
- Cán cân thương mại khu vực phi Châu Âu -2,94 tỷ so với dự kiến. -3,60 tỷ
- Cán cân thương mại -1,86 tỷ so với dự kiến -2,5 tỷ
- Sản xuất công nghiệp 0,4% so với dự kiến 0,3%
- Sản lượng sản xuất 0,4% so với dự kiến 0,3%
- Chỉ số GDP 0,1% so với dự kiến 0,2%
Xem trước dữ liệu
- UK Báo cáo lao động của Anh – Khó dự báo do số lượng việc làm tạo ra yếu bù đắp tăng trưởng ngành sản xuất
- Số liệu CPI của Anh – Khó dự báo do áp lực lạm phát ngành sản xuất ổn định trong tháng 7 tuy nhiên tăng mạnh ở ngành dịch vụ. Giá cửa hàng BRC giảm nhưng ở tốc độ trung bình.
- Doanh số bán lẻ – Khả năng có bất ngờ giảm do tăng trưởng yếu hơn đối với doanh số bán lẻ BRC và giá cửa hàng tiếp tục giảm.
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1,2700
- Kháng cự 1,3000
Điểm yếu của đồng Bảng là một trong những xu hướng nhất quán nhất trên thị trường ngoại hối tháng này. Cặp tỷ giá GBP/USD giảm mỗi ngày trong tuần qua mặc dù giao dịch mạnh hơn ở số liệu sản xuất công nghiệp và GDP quý 2. Nhà đầu tư quan ngại nhiều hơn về rủi ro không có thoả thuận Brexit nào xảy ra, về việc Ngân hàng anh phải đối mặc với khoản nợ của thổ Nhĩ Kỳ và chắc chắn rằng tình trạng hỗn loại trên thị trường tài chính khiến họ sẽ không thay đổi lãi suất từ nay đến cuối năm. Chính phủ anh có 7 tháng để đưa ra thoả thuận với Liên minh Châu Âu haowjc rủi ro gây tổn hại tinh thần và trì hoãn đầu tư kinh doanh bằng cách mở rộng các cuộc đàm phán. Nhà đầu tư hoài nghi về các thông tin Brexit khi họ bỏ qua các báo cáo rằng Liên minh Châu Âu có thể sẵn lòng nhượng bộ đối với Thủ tướng Theresa May. Các tin đồn không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loại tiền tệ do nhà đầu tư cần chờ tiến bộ nhất định khi nói về Brexit. Với một số báo cáo kinh tế quan trọng trong tuần, bảng anh sẽ tiếp tục là tâm điểm trong tuần này. Số lượng việc làm, lạm phát và chi tiêu tiêu dùng sẽ được công bố và dự kiến GBP/USD sẽ tiếp tục giảm trong tháng này, nếu bất kỳ số liệu nào trên đây gây bất ngờ xu hướng giảm, chúng ta có thể thấy có đợt thắt chặt chính sách quyết liệt hơn.
Euro
Rà soát dữ liệu
- Số lượng đơn hàng nhà máy của Đức -4,0% so với dự kiến 0,5%
- Cán cân thương mại của Đức 21,8 tỷ so với dự kiến 20,8 tỷ
- Số dư cán cân vãng lãi của Đức 26,2 tỷ so với dự kiến 21,2 tỷ
- Sản xuất công nghiệp của Đức -0,9% so với dự kiến -0,5%
Xem xét dữ liệu
- Số liệu GDP và chỉ số CPI của Đức – Potential for upside surprise as stronger trade and retail sales points to firmer German GDP.
- Sản xuất công nghiệp khu vực Châu Âu, số liệu GDP và khảo sát ZEW của Đức – Khả năng có bất ngờ giảm do chỉ số IP của Đức và số lượng đơn hàng nhà máy giảm. GDP khu vực Châu Âu khó dự báo do nó công bố cùng ngày với báo cáo của Đức.
- Số liệu CPI – Áp lực lạm phát ngành sản xuất tháng 7 ổn định nhưng tăng tốc trong ngành dịch vụ. Giá cửa hàng BRC giảm nhưng ở tốc độ cao hơn.
- Cán cân thương mại khu vực Châu Âu – Khả năng có bất ngờ tăng do cán cân thương mại Đức và Pháp tăng
- ECB Tài khoản vãng lãi Ngân hàng Châu Âu và chỉ số CPI khu vực Châu Âu – Lạm phát Đức tăng nhưng lạm phát Pháp giảm
Ngưỡng quan trọng
- Ngưỡng hỗ trợ 1,1250
- Ngưỡng kháng cự 1,1700
Lần đầu tiên trong vòng 1 năm qua, tỉ giá EUR USD xuống dưới mức 1,15. Đồng EUR bắt đầu lao dốc từ đầu quý II năm nay. Trong một vài thời điểm, đồng tiền này thậm chí đã tiến sát đến mức phải có biện pháp hỗ trợ. Cuộc khủng hoàng thị trường ngoại hối Thổ Nhĩ Kì vừa qua là giọt nước tràn ly, đẩy tỉ giá EUR/USD trên đà giảm sâu xuống mức 1,12. Mặc dù chưa có nhiều dữ liệu được công bố, thị trường đã chứng kiến các dấu hiệu không mấy khả quan khi số lượng đơn đặt hàng và mức sản xuất công nghiệp của Đức sụt giảm. Những chỉ số quan trọng như GDP (Tổng sản phẩm quốc nội), CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) và ZEW (Chỉ số cảm tính kinh tế) đang được chờ đợi công bố trong tuần tới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tại Thổ Nhĩ Kì vẫn là vấn đề nóng bỏng hàng đầu. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), những “ông lớn” ngân hàng, tài chính như Banco Bilboa Vizcaya Argentaria, UniCredit, BNP Paribas (PA:BNPP) sẽ chịu thiệt hại lớn nhất từ khối nợ của Thổ Nhĩ Kì, chưa kể nhiều khoản nợ còn chưa được công bố. Đứng đầu trong danh sách là Banco Bilboa Vizcaya Argentaria, theo sau là UniCredit và BNP Paribas. Năm vừa qua, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kì đã sụt giảm 33% giá trị, trong khi chi phí duy trì nợ tăng lên mức cao nhất trong gần một thập kỉ gần đây. Nếu nền kinh tế Thổ Nhĩ Kì suy yếu, dòng người nhập cư sẽ đổ thêm về Châu Âu, tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị mới cho khu vực. Từ góc độ đó, lục địa già có thể phải đối mặt với nhiều thiệt hại hơn nữa trong tương lai.
AUD, NZD, CAD
Rà soát dữ liệu
Úc
- RBA giữ nguyên lãi suất, giọng điệu lạc quan nhẹ
- Số dư cán cân vãng lai 5,8 tỷ so với dự kiến -34,1 tỷ
- Cán cân thương mại Trung Quốc $28,05 tỷ so với dự kiến $39.05 tỷ
Niu di lân
- RBNZ giữ ổn định lãi suất nhưng đẩy mạnh dự báo tăng
- Giá GDT vẫn giữ nguyên
- 2-Yr. Kỳ vọng lạm phát 2 năm ở mức 2,04% so với trước đó 2,01%
- Chỉ số kinh doanh NZ PMI sản xuất 51,2 so với trước đó 52,7
Canada
- Báo cáo IVEY PMI 61,8 so với trước đó 63,1
- Tỷ lệ cấp phép xây dựng -2.3% so với dự kiến -0.1%
- Số lượng nhà mới bắt đầu 206.3k so với dự kiến 219,0k
- Giá nhà index 0,1% so với dự kiến 0,1%
- Thay đổi việc làm toàn thời gian -28,0k so với trước đó 9,1k
- Thay đổi việc làm bán thời gian 82,0k so với trước đó 22,7k
- Thay đổi việc làm ròng 54,1k so với dự kiến 17,0k
- Tỷ lệ thất nghiệp 5,8% so với dự kiến 5,9%
Xem trước dữ liệu
Úc
- Chỉ số giá tiền lương – Khả năng có bất ngờ tăng do thị trường lao động được củng cố, thu nhập tăng
- Báo cáo việc làm – Khả năng có bất ngờ giảm mặc dù ngành dịch vụ và sản xuất giảm đáng kể.
Niu di lân
- Số liệu PPI quý 2 – Khả năng có bất ngờ giảm do tăng trưởng CPI yếu hơn
Canada
- Doanh số nhà hiện tại – Số liệu nhà ở CAD khó dự báo nhưng báo cáo doanh số bán nhà trở nên quan trọng
- Số liệu CPI – Các yếu tố trong IVEY PMI giảm cho thấy tăng trưởng giá yếu hơn
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ AUD 0,7150 NZD 0,6500 CAD 1,3000
- Kháng cự AUD 0,7400 NZD 0,6700 CAD 1,3200
Các loại tiền tệ khác đang chịu ảnh hưởng khá lớn khi USD tăng mạnh, trong đó đồng dollar của Úc, New Zealand và Canada đồng loạt giảm mà đứng đầu là đồng NZD. Ngân hàng dự trữ New Zealand RBNZ đưa ra triển vọng lãi suất và nghi ngại rủi ro càng làm ảnh hưởng đến đồng tiền này, đẩy nó xuống đáy thấp nhất trong 2,5 năm. RBNZ không thay đổi lãi suất nhưng họ lại có kế hoạch tăng thay đổi thời gian tăng lãi suất từ Q2 2019 sang Q3 2020. Điều này phản ánh lo ngại của họ về tăng trưởng có thể sẽ kéo dài hơn đặc biệt khi không có dấu hiệu tăng giá các mặt hàng từ sữa cũng như là sản xuất đang chậm dần trong tháng 7. Điều này chính là điểm khác biệt lớn với các chính sách thắt chặt tại Mỹ, Anh và có thể là cả Canada. Ngưỡng hỗ trợ mạnh tiếp theo của cặp NZD/USD là 65 cents tuy nhiên chúng ta có thể thấy dự báo về giá đang xuống thấp tới mức 64 cents. Dịch vụ PMI và báo cáo PPI có thể sẽ không giúp được gì cho đồng tiền tệ này.
Cho dù Ngân hàng dự trữ Úc RBA không được hòa hảo như là RBNZ, cặp AUD/USD vẫn bị giao dịch ở mức thấp nhất trong vòng 19 tháng. Các chỉ số cơ bản của Úc không quá tệ nhưng AUD đã và đang tiếp tục bị bán tháo do các tính rủi ro; dẫu vậy khi mà có sự hồi phục thì đây có thể là một trong những đồng tiền đầu tiên được lợi. Khi mà RBA tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất, thì họ đã thay đổi dự báo lạm phát trong năm 2018. Thống đốc Lowe tin tưởng rằng nền kinh tế này sẽ tiếp tục đi đúng hướng. Ông khẳng định lạm phát sẽ trở về mức 2,5% và nếu triển vọng thị trường còn tiếp tục được giữ nguyên thì mới có động thái tăng lãi suất tiếp theo. Căn cứ vào đó, ông cho rằng khả năng cao chính sách sẽ không có gì điều chỉnh trong ngắn hạn. AUD/NZD đạt đỉnh trong vòng 9 tháng, kể cả khi nó bị bán tháo vào hôm thứ Sáu thì sau đó nó lại tiếp tục quay trở lại đà tăng trong trường hợp những báo cáo kinh tế tiếp theo sẽ tái khẳng định cho sự lạc quan của RBA. Trong tuần này, các số liệu về thị trường lao động, tiền lương sẽ được ban hành cùng với dự báo lạm phát khách hàng, chỉ số niềm tin kinh doanh và người tiêu dùng. Thống đốc RBA cũng sẽ có phiên điều trần cho nửa năm đầu. Theo như PMI dự đoán, tăng trưởng việc làm diễn ra mạnh trong lĩnh vực sản xuất và điều quan trọng nhất là chỉ số lương cũng như là lạm phát dự kiến cũng sẽ gia tăng đến từ nguyên nhân về thị trường lao động và đồng tiền mất giá.
Mặt khác cặp USD/CAD được giao dịch trong phạm vi 150 điểm cho đến thứ 6 tuần trước khi nó phá dỡ đà tăng. Sự bùng nổ ở Thổ Nhĩ Kỳ, giá dầu dao động mạnh, các báo cáo kinh tế chủ chốt của Canada và sự rạn nứt trong mối quan hệ ngoại giao giữa Canada và Ả rập xê út không có tác động đáng kể đến tiền tệ cho đến vài giờ giao dịch cuối cùng của phiên. Điều này là do các hiệu ứng khác nhau trên các thị trường của đồng loonie. Mặc khác, căng thẳng chính trị, giá dầu và các vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ có tác động tiêu cực đối với CAD (và tích cực đối với USD/CAD), tuy nhiên báo cáo việc làm mạnh mẽ củng cố kỳ vọng việc Ngân hàng Canada tăng lãi suất trong năm nay. Không chỉ tăng trưởng việc làm tháng 7 mạnh nhất trong năm nay, số lượng việc làm ngành dịch vụ cũng tăng và đạt kỷ lục. Tỷ lệ thát nghiệp giảm xuống mức thấp nhất trong 40 năm. Lãi suất tăng trong môi trường hiện tại khá là hiếm khiến đôla Canada trở nên hấp dẫn hơn so với các loại tiền tệ chính khác. Chỉ số giá tiêu dùng (CAD CPI) công bố vào cuối tuần này và báo cáo này có vai trò quan trọng trong việc đặt ra kỳ vọng cho chính sách của BoC.