Hầu hết ghi nhận dòng tiền tích cực dù tăng trưởng LNST âm
Năm 2020, hầu hết các công ty ngành dệt may niêm yết ghi nhận tăng trưởng LNST ở mức âm. Riêng GIL với các hợp đồng sản xuất đã chốt đến 2023 và dòng sản phẩm riêng biệt dành cho 2 khách hàng chủ chốt là IKEA và Amazon Robotics, cùng với thu nhập từ các công ty con thuộc nhiều lĩnh vực vẫn ghi nhận tăng trưởng mạnh bất chấp đại dịch.
Tuy nhiên, ở khía cạnh dòng tiền, các công ty ngành dệt may tiếp tục duy trì xu hướng tích cực dòng CFO dương. Trong đó, GMC (HM:GMC), MSH, STK (HM:STK), TCM (HM:TCM), TVT ghi nhận dòng CFO dương 5 năm liên tiếp trong giai đoạn 2016-2020.
Duy trì thị phần ở các thị trường chính
Thị trường Mỹ
Ở thị trường Mỹ, thị phần hàng dệt may Việt Nam trong năm 2020 tiếp tục gia tăng lên mức 14.9% (so với 13% năm 2019) với tổng giá trị đạt gần 13.4 tỷ USD (-7.2% YoY). Các đối thủ chính của Việt Nam như Ấn Độ và Bangladesh cũng ghi nhận mức tăng trưởng thị phần, đạt lần lượt 7.6% và 6.0%. Trong khi đó, Trung Quốc, tiếp tục chiếm thị phần cao nhất ở mức 28.2%, dù giảm mạnh so với mức 32.8% năm 2019. Trong năm 2020, tổng giá trị nhập khẩu (NK) hàng dệt may vào Mỹ giảm mạnh 19.3% YoY về mức 89.6 tỷ USD. Trong top 5 thị phần nhập khẩu dệt may vào Mỹ, Việt Nam ghi nhận mức giảm thấp nhất -7.2% YoY trong khi các đối thủ chủ chốt ghi nhận mức giảm 2 con số: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia.
Đối với ngành hàng chủ lực là hàng may mặc, năm 2020, giá trị nhập khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt gần 12.6 tỷ USD (-7.3% YoY), tương đương 19.6% thị phần (tăng mạnh so với mức 16.2% năm 2019). Trong top 5 thị phần hàng may mặc, Việt Nam ghi nhận tăng trưởng thị phần mạnh nhất bên cạnh Bangladesh, Indonesia trong khi Trung Quốc và Ấn Độ ghi nhận giảm thị phần. Tương tự, hàng may mặc Việt Nam ghi nhận mức giảm ít nhất trong top 5 trong lúc Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia và Ấn Độ giảm trên 2 con số trong 2020.
Thị trường EU
Ở thị trường EU, hàng may mặc Việt Nam chỉ chiếm 6.5% trong top 7 các nước nhập khẩu chủ chốt với giá trị 2.7 tỷ USD (-9.0% YoY). Mặc dù thấp hơn so với Trung Quốc, Bangladesh và Ấn Độ, tỉ trọng của Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì xu hướng tăng đều đặn từ năm 2016. Ngoài ra, dù nhu cầu chung hàng may mặc EU có dấu hiệu suy giảm từ năm 2016 đến nay, Việt Nam ghi nhận mức giảm lũy kế thấp nhất, ở mức -1.2% YoY, trong top các nước nhập khẩu chủ chốt: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Thái Lan.
Thị trường Hàn Quốc
Ở thị trường Hàn Quốc, hàng may mặc Việt Nam tiếp tục thống trị với thị phần lớn nhất 33.7% (giảm nhẹ so với mức 34.4% năm 2019) cùng với Trung Quốc (31.6%). Năm 2020, giá trị hàng may mặc NK Việt Nam đạt 3 tỷ USD (-14.2% YoY), tiếp đến là Trung Quốc với giá trị gần 2.9 tỷ USD (-17.7% YoY)
Đối với các sản phẩm sợi, năm 2020 giá trị XK sợi filament và staple Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc đạt lần lượt 93 triệu USD và 69.7 triệu USD với thị phần duy trì ổn định ở mức lần lượt 11% và 11.7%. Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu thị trường sợi NK Hàn Quốc với thị phần sợi filament và staple lần lượt 57.3% và 36.8%. Nhìn chung, nhờ giá bán thuộc nhóm giá trung bình thấp, thị phần của các sản phẩm sợi Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng duy trì ổn định trong giai đoạn 2016- 2020.
Năm 2020, dù thị trường Nhật Bản bị tác động nặng do dịch COVID-19, hàng may mặc Việt Nam tiếp tục ghi nhận tín hiệu tích cực khi thị phần đạt mức 16% (tăng so với 15.1% năm 2019), với giá trị XK ở mức 436.5 tỷ Yen (-9,6% YoY). Hàng may mặc Việt Nam tiếp tục đứng vị trí thứ 2 về thị phần sau Trung Quốc (54.2%) và là nước có mức tăng trưởng thị phần mạnh nhất trong top 4 cùng với Campuchia và Bangladesh. Năm 2020, tuy tổng giá trị NK hàng may mặc ở thị trường Nhật giảm 15% YoY, trong top 4 thị phần, Việt Nam ghi nhận mức giảm ít nhất -9.6% YoY trong lúc Trung Quốc, Campuchia và Bangladesh ghi nhận mức giảm 2 chữ số.
Tình hình sản xuất chung năm 2020
Tổng giá trị XK hàng dệt may Việt Nam đạt 33.8 tỷ USD (-12.5% YoY), trong đó sản phẩm dệt may XK chủ lực là hàng may mặc và các loại sợi dệt. Năm 2020, XK hàng may mặc đạt 26.5 tỷ USD (- 11.3% YoY), chiếm 78.4% tổng giá trị XK hàng dệt may Việt Nam (tiếp tục gia xu hướng gia tăng tỉ trọng từ năm 2016). Giá trị XK các sản phẩm sợi đạt 2.97 tỷ USD (-12.1% YoY) với tỉ trọng duy trì ở mức 8.8%. Khối doanh nghiệp FDI vẫn là đầu tàu XK các sản phẩm sợi và hàng may mặc với tỉ trọng lần lượt 89.9% và 66% (tăng so với 86.8% và 66% năm 2019).
Đối với các sản phẩm may mặc, Mỹ duy trì vị thế thị trường XK chính chiếm tỉ trọng hơn 52% năm 2020, kế đến là Nhật (13.3%), Hàn Quốc (10.8%), EU (11.6%), ASEAN (5.1%), Trung Quốc (5.2%). Trong khi đó, 72.2% giá trị XK sợi đến từ thị trường Trung Quốc, kế đến là Hàn Quốc (11.5%) và ASEAN (8.8%).
Về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dệt may trong nước, vải chiếm tỉ trọng lớn nhất với giá trị NK năm 2020 ở mức gần 10.2 tỷ USD (-10.3% YoY). Trong đó, Trung Quốc là nguồn cung cấp vải lớn nhất với tỉ trọng 71.6%, tiếp đến là Hàn Quốc (16%), Nhật Bản (6.3%) và ASEAN (4.2%). NK bông nguyên liệu cho sản xuất sợi đạt 1.54 tỷ USD (-16.6% YoY) trong năm 2020. Mỹ và Ấn Độ là nhà cung cấp bông chính với tỉ trọng chiếm lần lượt 86% và 10%.
Triển vọng ngành năm 2021:
Kỳ vọng phục hồi ở các thị trường chính Năm 2021, với hoạt động triển khai tiêm vaccine COVID-19 mạnh mẽ, chúng tôi kỳ vọng dịch sẽ được kiểm soát và hoạt động kinh tế ở các thị trường XK chính hồi phục lại về mức trước dịch từ Q3/2021. Dự báo GDP của các thị trường chính sẽ ghi nhận mức tăng trưởng trong năm 2021: Mỹ (+3.5%), EU (+3.6%), Nhật (+2.5%), Trung Quốc (+7.9%) sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ hàng may mặc vào dịp mua sắm cuối năm tăng lên. Chỉ số niềm tin tiêu dùng ở các thị trường XK chính cũng thể hiện sự phục hồi, cho thấy người tiêu dùng đã bắt đầu chi tiêu trở lại.
Phân khúc sợi cũng kỳ vọng được cải thiện cùng với sự hồi phục của hoạt động sản xuất hàng dệt may, đặc biệt ở Trung Quốc – thị trường XK chính của sợi Việt Nam. Ở mảng sợi, sản phẩm sợi polyester dự kiến sẽ tiếp tục chiếm ưu thế trong tổng sản lượng sợi thế giới với tăng trưởng sản lượng cao hơn mức tăng chung. Cùng với đó, hoạt động sợi polyester vẫn có thể hưởng lợi từ nền tảng thấp của giá dầu thô trong năm 2020. Mặt khác, nhu cầu sợi cotton cũng dự kiến sẽ phục hồi nhờ các tín hiệu tích cực từ hoạt động sản xuất dệt may Trung Quốc với khối lượng sản xuất bắt đầu cải thiện từ Q4/2020.
Cập nhật đến cuối T1/2021, thị phần hàng may mặc Việt Nam ở các thị trường XK chính vẫn duy trì ổn định: Mỹ (19.4%), Hàn Quốc (33.4%), Nhật (14.9%). Chúng tôi kỳ vọng sản phẩm Việt Nam, đặc biệt là hàng may mặc sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng thị phần ở thị trường Nhật và EU nhờ lợi thế về thuế và ưu đãi hải quan đến từ hiệp định CPTPP và EVFTA. Ở thị trường Hàn Quốc, chúng tôi kỳ vọng hàng may mặc Việt Nam tiếp tục thống trị và sản phẩm sợi duy trì được thị phần như các năm vừa qua với lợi thế giá rẻ.
Ở thị trường Mỹ, chúng tôi dự kiến hàng may mặc Việt Nam duy trì được thị phần như năm 2020 nhờ các loại thuế NK của Mỹ đánh vào hàng Trung Quốc vẫn chưa thay đổi dưới thời Tổng thống Biden. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Mỹ đang đưa Việt Nam vào danh sách các nước “thao túng tiền tệ” theo đó rủi ro đối với các hàng hoá của Việt Nam có thể bị áp thuế lên tới mức 25%.
Danh mục cổ phiếu tiềm năng ngành dệt may
GIL – CTCP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh
Doanh thu và lãi ròng năm 2021 ước đạt 4.271 tỷ và 443 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 23,5% và 43,7% so với cùng kỳ:
1) mảng khu công nghiệp kỳ vọng ghi nhận doanh thu mới đạt 244 tỷ đồng, tương ứng 30ha cho thuê với mức giá cho thuê giả định đạt 35 USD/m2;
2) mảng hàng hóa dệt may thông thường kỳ vọng mức doanh thu tăng 16,5% nhờ nhu cầu hàng hóa online vẫn khả quan;
3) biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 18,7% chủ yếu đóng góp từ mảng khu công nghiệp.
EPS forward năm 2021 ước đạt 12.299 đ/cp, tương ứng P/E forward ở mức 4,9 lần. Chúng tôi đánh giá tích cực cho GIL nhờ nhóm khách hàng tài chính mạnh, tập trung nhiều hoạt động online, ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid cũng như đóng góp mới từ mảng khu công nghiệp.
STK - CTCP Sợi Thế Kỷ
Năm 2021, chúng tôi dự phóng hoạt động kinh doanh của STK sẽ hồi phục mạnh mẽ với doanh thu dự phóng ở mức 2,226.9 tỷ VND (HN:VND) (+26% YoY) cùng với LNHĐ 259.1 tỷ VND (+59.1% YoY) và LNST 220.2 tỷ VND (+53.6% YoY). Một số yếu tố hỗ trợ tăng trưởng gồm:
1) Giả định dịch COVID19 ở các thị trường XK chính (Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc) sẽ về cơ bản được kiểm soát nhờ vaccine;
2) Thị phần sợi nhân tạo xuất khẩu Việt Nam ở các thị trường XK chính duy trì ổn định dù sản phẩm Trung quốc tiếp tục thống trị;
3) Xu hướng sử dụng chủ đạo sợi polyester;
4) STK tiếp tục chiến lược gia tăng tỉ trọng sợi tái chế trên tổng sản lượng.
Chúng tôi sử dụng mô hình chiết khấu cổ tức để định giá cổ phiếu STK và xác định mức giá hợp lý là 38,500 VND/cổ phiếu.
TNG (HN:TNG) - CTCP Đầu tư và Thương mại TNG
TNG được xem là một điểm sáng trong ngành dệt may đang phục hồi từ tác động mạnh của dịch COVID-19. Các chỉ số chính thể hiện sự vượt trội so với các công ty tương đương về quy mô và mô hình hoạt động. Năm 2021 và các năm tiếp theo, chúng tôi dự báo TNG sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhờ sự phục hồi ở các thị trường chính.
Sử dụng phương pháp chiết khấu thu nhập thặng dư, chúng tôi xác định mức giá hợp lý ở mức 33,500 VND/ cổ phiếu, với tỷ suất lợi tức yêu cầu ở mức 8%.
Xem thêm tại đây