Đây thực sự là một tuần khác biệt trên thị trường ngoại hối. Có 3 thông tin chính - Fed dự kiến sẽ không tăng lãi suất trong năm nay, Châu Âu đang trên đà suy thoái và Anh sẽ gia hạn Điều 50 trong ngắn hạn nhưng không thoả đáng.
Kết quả là, giai đoạn tích luỹ đã trở thành phiên bứt phá do dữ liệu kinh tế và chính sách của ngân hàng trung ương đã chỉ ra xu hướng rõ ràng cho USD, euro và các loại tiền tệ khác. USD kết thúc tuần giảm mạnh so với yên Nhật nhưng tăng so với euro, Canada và đôla Úc. Sau cuộc họp của Fed, đáng lẽ đây là một tuần khi các loại tiền tệ chính tăng và USD giảm. Tuy nhiên việc Fed không quá táo bạo có thể ảnh hưởng đến USD khi các vấn đề lớn thì yếu hơn tăng trưởng toàn cầu. Thời gian tới, chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều xu hướng mới khi thị trường đón nhận nhiều thông tin kinh tế hơn. Sự kiện trong tuần này không làm thị trường chuyển động do nó không ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.
Rà soát dữ liệu
- Fed giữ nguyên lãi suất, hạ dự báo lãi suất, GDP và lạm phát
- Chỉ số thị trường nhà NAHB 62 so với dự kiến 63
- Ty lệ đơn hàng nhà máy 0.1% so với dự kiến 0.3%
- Điều chỉnh số đơn hàng hoá lâu bền 0.3% so với dự kiến 0.4%
- Chỉ số Fed Philadelphia 13.7 so với dự kiến 4.8
- Đơn xin trợ cấp thất nghiệp 221K so với dự kiến 225K
- Doanh số nhà hiện tại 5.51M so với dự kiến 5.1M
Xem trước dữ liệu
- Số nhà bắt đầu, Cấp phép xây dựng, Giá nhà S&P – Dự kiến giảm do hoạt động nhà ở đạt đỉnh
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng – Có thể tăng do thị trường chứng khoán cải thiện và chỉ số tâm lý người tiêu dùng Đại học Michigan tăng
- Cán cân thương mại và vãng lai – Chỉ số ISM sản xuất giảm cho thấy thương mại suy yếu nhưng tháng trước, thâm hụt thương mại đạt mức cao kỷ lục
- Điều chỉnh Q4 GDP – Điều chỉnh thì khó dự báo nhưng thay đổi sẽ khiến thị trường chuyển động
- Thu nhập và chi tiêu cá nhân – Khả năng có bất ngờ tăng do thu nhập theo giờ và doanh số bán lẻ tăng
- Chỉ số PMI Chicago và doanh số nhà mới – Chỉ số PMI của Philly bù đắp cho PMI giảm ở New York
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 109.00
- Kháng cự 112.00
Fed giảm dự báo lãi suất từ 2 xuống 0 lần tăng trong năm nay
Bất ngờ lớn nhất trong tuần trước là khi Fed tuyên bố rằng họ sẽ không tăng lãi suất trong năm nay, do đó, khiến cặp USD/JPY giảm dưới ngưỡng 110 lần đầu tiên kể từ đầu tháng 2. Hồi tháng 12, Fed dự báo sẽ tăng lãi suất 2 lần trong năm nay, và trong kịch bản tệ nhất, nhà đầu tư nghĩ rằng Fed sẽ tăng 1 lần. Tuy nhiên, 11 trong số 17 nhà hoạch định chính sách cho rằng lãi suất sẽ vẫn giữ nguyên từ nay đến cuối năm. Kịch bản này cho thấy mức độ quan ngại của ngân hàng trung ương. Theo tuyên bố chính sách tiền tệ, vấn đề chính là việc lạm phát vẫn giảm, chi tiêu nhà ở và đầu tư doanh nghiệp chậm lại. Trong khi Fed vẫn cảm thấy rằng thị trường lao động tốt và số lượng việc làm vẫn ổn định, lạm phát chậm và thấp hơn dự kiến khiến họ linh động trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay. Chủ tịch Fed Powell xác nhận rằng các cuộc đàm phán thương mại, Brexit, thuế quan Châu Âu, thâm hụt kép và tăng trưởng toàn cầu yếu hơn là rủi ro và cho đến khi một trong những vấn đề này được giải quyết, “đây là thời điểm tốt để Fed tiếp tục kiến nhẫn, theo dõi và chờ đợi".
Mặc dù Chủ tịch Fed đã dành một phần trong bài phát biểu của ông với niềm lạc quan, USD giảm do dự báo lãi suất giảm, GBP và lạm phát, khiến tương lai của USD ảm đạm. Lãi suất trái phiếu 10 năm giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2018. Với quyết định mới của Fed, doanh số nhà hiện tại, số đơn xin trợ cấp việc làm và chỉ số sản xuất Fed Philly đều cải thiện nhưng không ảnh hưởng đến USD. Thị trường nhà ở tuần này cũng tương tự cùng báo cáo niềm tin người tiêu dùng, cán cân thương mại, thu nhập và chi tiêu cá nhân. Xu hướng tăng của cặp USD/JPY đã bị phá vỡ và có thể giảm về ngưỡng 108.
AUD, NZD, CAD
Rà soát dữ liệu
Úc
- Chỉ số giá nhà-2.4% vs -2% Expected
- Thay đổi việc làm 4.6K vs 15K Expected
- Tỷ lệ thất nghiệp 4.9% vs 5% Expected
- Thay đổi việc làm toàn thời gian -7.3K so với trước đó 65.5K Previous
- Thay đổi việc làm bán thời gian 11.9K so với trước đó -27.3K Previous
Niu di lân
- PMI dịch vụ 53.8 vs 56.2 Previous
- Niềm tin người tiêu dùng Westpac 103.8 vs 109.1 Previous
- Q4 GDP theo tháng 0.6% vs 0.6% Expected
- Q4 GDP theo năm 2.3% vs 2.5% Expected
Canada
- Doanh số bán lẻ -0.3% vs 0.4% Expected
- Doanh số bán lẻ không bao gồm ô tô 0.1% vs 0.1% Expected
- CPI 0.7% vs 0.6% Expected
- CPI theo năm 1.5% vs 1.4% Expected
Xem trước dữ liệu
Úc
- Không có
Niu di lân
- RBNZ Quyết định lãi suất – Dự kiến giữ nguyên lãi suất, duy trì quan điểm thận trọng
- NZ Cán cân thương mại – Khả năng có bất ngờ tăng do chỉ số PMI doanh nghiệp tăng
Canada
- Cán cân thương mại – Khả năng có bất ngờ giảm do PMI IVEY giảm nhưng kết quả tháng trước vẫn còn yếu
- GDP – Dự kiến có bất ngờ giảm do thương mại và doanh số bán lẻ suy yếu
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ AUD .7000 NZD .6800 CAD 1.3200
- Kháng cự AUD .7100 NZD .6950 CAD 1.3450
AUD, NZD, CAD – Khi khẩu vị rủi ro tăng
Đô la Úc và Canada tiếp tục chịu áp lực nhưng đô la Niu di lân đã trở thành một trong những loại tiền có diễn biến tốt nhất trong tuần trước. Trong cuộc họp lần cuối của RBA, họ bày tỏ quan điểm rõ ràng rằng họ đang theo dõi thị trường lao động và tiêu dùng. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm dưới 5% lần đầu tiên trong 8 năm, thị trường lao động biến động và tăng trưởng việc làm chậm lại do việc làm toàn thời gian giảm trong tháng trước. Nhà đầu tư quan ngại rằng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ không có kết quả. Mỹ đưa Mnuchin và Lighthizer đến Trung Quốc trong tuần tới để đàm phán thêm nhưng việc Tổng Thống Trump muốn Trung Quốc gấp đôi hoặc gấp 3 lượng mua hàng Mỹ, việc kết thúc thoả thuận sẽ còn rất xa. Với việc RBA và Fed đều giữ lãi suất cho đến cuối năm, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến AUD là khẩu vị rủi ro và phản ứng tiêu cực của thị trường đối với FOMC, buộc AUD đảo chiều vào cuối tuần trước. Trong tuần này không có dữ liệu thị trường Úc, khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư và đô la Mỹ sẽ là yếu tố ảnh hưởng đến cặp AUD/USD.
Doanh số bán lẻ Canada bất ngờ giảm vào đầu năm nay làm thay đổi vận mệnh của đồng loonie. Cặp USD/CAD vượt ngưỡng 1,34 khi doanh số bán lẻ giảm -0,3% tháng thứ 2 liên tiếp. Tâm lý ôn hoà của Ngân hàng Canada được củng cố khi chi tiêu và thương mại ổn định. Số liệu GDP dự kiến công bố ngày thứ 6 và tăng trưởng có thể giảm sâu hơn. Thông tin tốt duy nhất là lạm phát, tăng 0,7% trong tháng 2 nhưng tốc độ tăng hằng năm vẫn dưới mức mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Cuối cùng là đôla Niu di lân - một trong số các loại tiền tệ biến động mạnh nhất. Báo cáo kinh tế mới nhất cho thấy niềm tin người tiêu dùng giảm và hoạt động ngành dịch vụ chậm lại. Tuy nhiên, nhà đầu tư hi vọng rằng những khu vực khác của nền kinh tế sẽ đủ giữ RBNZ quan điểm trung lập. Khi ngân hàng trung ương họp vào tháng 2, họ dự báo lãi suất sẽ tăng trong đầu năm 2021 nhưng NZD tăng sau khi Thống đốc RBNZ Orr nói rằng khả năng nới lỏng lãi suất vẫn chưa xảy ra và cho biết tăng trưởng sẽ cải thiện. Kể từ đó, niềm tin người tiêu dùng và doanh nghiệp, sản xuất chậm lại nhưng chi tiêu thẻ, tăng trưởng, giá cả và doanh số bán nhà đều tăng. Thị trường chứng khoán đạt mức cao kỷ lục, hỗ trợ tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Rà soát dữ liệu
- Ngân hàng Anh giữ nguyên lãi suất
- Giá nhà 0.4% so với trước đó 0.7%
- Đơn xin trợ cấp thất nghiệp 27K so với trước đó 15.7K
- Thu nhập theo tuần trung bình 3.4% so với dự kiến 3.2%
- Tỷ lệ thất nghiệp ILO 3.9% so với dự kiến 4%
- CPI theo tháng 0.5% so với dự kiến 0.4%
- CPI theo năm 1.9% so với trước đó 1.8%
- CBI xu hướng 1 so với dự kiến 5
- Doanh số bán lẻ .4% so với dự kiến -0.4%
- Doanh số bán lẻ không bao gồm ô tô 0.2% so với dự kiến -0.4%
Xem trước dữ liệu
- Điều chỉnh Q4 GDP Revisions – Điều chỉnh thì khó dự báo nhưng thay đổi sẽ khiến thị trường chuyển động
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1.3000
- Kháng cự 1.3350
EU cho Anh thêm thời gian 2 tuần hoặc 2 tháng - Nhưng chỉ thế thôi
Thủ tướng Anh Theresa May cuối cùng đã yêu cầu gia hạn Điều 50 trong 3 tháng và EU chấp nhận trì hoãn nhưng không phải là điều bà mong muốn.EU nói rằng nếu May có thể thuyết phục Nghị viện chấp thuận Thoả thuận rút lui hiện tại. Anh có thể rời EU ngày 22/5, 1 ngày trước cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu. Tuy nhiên, nếu bà thất bại, họ sẽ có thời gian đến ngày 12/4. Trong thời gian đó, họ sẽ phải quyết định liệu sẽ chấp nhận thoả thuận hiện tại, không có thoả thuận hoặc không có Brexit. EU đang “ngầm" báo với Anh rằng đù kết quả tốt hơn hay tệ hơn, họ muốn kết thúc Brexit, nên họ từ chối gia hạn dài. Không may là điều này có nghĩa rằng vẫn có khả năng Brexit không có thoả thuận, vì vậy nếu Bảng kết thúc tuần ở mức thấp, rủi ro sẽ nghiên về xu hướng giảm. Brexit hoàn toàn bị lu mờ do thông báo chính sách tiền tệ và dữ liệu Anh. BoE đã bỏ phiếu kín về việc giữ nguyên lãi suất và nói Brexit có thể thúc đẩy Brexit theo các hướng. Họ cũng cảnh báo rằng tăng trưởng việc làm sẽ ở mức trung bình do các công ty cho rằng có khả năng Brexit không có thoả thuận. Thay vì giảm, bảng Tăng sau quyết định lãi suất do BoE nói rằng “việc thắt chặt chính sách là cần thiết nhưng còn hạn chế và từ từ". Báo cáo doanh số bán lẻ, tăng trưởng tiền lương và lạm phát của Anh vẫn tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, không có gì ảnh hưởng đến GBP ngoại trừ Brexit và điều đó vẫn là tâm điểm trong vài tuần tới.
Rà soát dữ liệu
- Khảo sát ZEW của Đức hiện tại 11.1 so với dự kiến 13
- Khảo sát ZEW của Đức dự kiến -3.6 so với dự kiến -11
- PPI của Đức theo tháng -0.1% so với dự kiến 0.2%
- PPI của Đức theo năm 2.6% so với dự kiến 2.9%
- Cán cân thương mại khu vực Châu Âu 17B so với dự kiến 15B
- Khảo sát ZEW dự kiến khu vực Châu Âu -2.5 so với dự kiến -16.6
- Niềm tin người tiêu dùng khu vực Châu Âu -7.2 so với dự kiến -7.1
- PMI sản xuất của Đức 44.7 so với dự kiến 48
- PMI dịch vụ của Đức 54.9 so với dự kiến 54.8
- PMI hợp nhất của Đức 51.5 so với dự kiến 52.8
- PMI sản xuất khu vực Châu Âu 47.6 so với dự kiến 49.5
- PMI dịch vụ khu vực Châu Âu 52.7 so với dự kiến 52.7
- PMI hợp nhất khu vực Châu Âu 51.3 so với dự kiến 52.0
Xem trước dữ liệu
- Chỉ số IFO của Đức Index – khảo sát ZEW kết quả trái chiều
- Niềm tin khu vực Châu Âu – Cần phải xem niềm tin doanh nghiệp Đức như thế nào nhưng tâm lý nhà đầu tư (ZEW) kết quả trái chiều
- CPI của Đứcc – Khả năng tăng do giá dầu tăng và euro giảm
- Báo cáo thất nghiệp của Đức – Khả năng có bất ngờ giảm do tốc độ tăng trưởng chậm lại, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2016
Ngưỡng quan trọng
- Hỗ trợ 1.1250
- Kháng cự 1.1400
Liệu Euro có đang trên bờ vực khủng hoảng?
Khi USD đang kéo dài đà giảm so với JPY, nó cũng có thể kéo dài đà tăng so với euro khi nhà đầu tư lo ngại rằng euro đang trên bờ vực khủng hoảng. Dữ liệu PMI khu vực euro mới nhất rất tồi tệ. PMI sản xuất của Đức chạm đáy 79 tháng. PMI Đức đã được dự báo từ trước là dưới mức 48, nhưng trên thực tế lại rớt xuống đáy đáng báo động 44,7 cho thấy ngành kinh tế quan trọng của Đức thực sự đã rơi vào giai đoạn trì trệ, điều này sẽ cản trở tăng trưởng không chỉ ở Đức mà cả cở khu vực Châu Âu. Lãi suất trái phiếu 10 năm của Đức trở nên tiêu cực tại thời điểm mà các luồng rủi ro tăng lên rõ rệt. Thông tin này chỉ tạo thêm áp lực lên ngân hàng Châu Âu, không chỉ dừng lại ở quá trình bình thường hóa mà có lẽ sẽ hoàn toàn đảo ngược và quay lại với việc nới lỏng định lượng khi mà điều kiện tín dụng trong khu vực trở nên xấu đi. Số liệu thiếu khả quan từ nền kinh tế chủ lực cũng khiến các cơ quan EU gặp bất lợi tại thời điểm mà chính quyền Trump đang đe dọa áp thuế nhập khẩu lên xe từ Châu Âu. Đây cũng là ngành kinh tế quan trọng trong khu vực, và nếu chính sách kia được ban hành, chắc chắn Châu lục này sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Tổng thống Trump đã từng trà đạp lên đối thủ khi họ ở thế dưới, và sẽ là không bất ngờ khi chính quyền Trump củng cố lập trường đàm phán và gia tăng thêm áp lực lên nền kinh tế Châu Âu. Tất cả điều trên cho thấy euro có thể thử mức đáy 1,12 và thậm chí là rơi xuống 1,10. Điều này có thể giúp các khu vực phụ thuộc vào xuất khẩu nhưng việc điều chỉnh cần vài tháng, và nếu tỷ giá vẫn giữ tại mức này thì tăng trưởng chắc chắc sẽ tiếp tục giảm sâu hơn.