Đầu tư lớn vào cổ phiếu dầu không bao giờ là công việc đơn giản. Trên thực tế, dự đoán được ngành năng lượng gần như là bất khả thi. Nhiều chuyên gia đầu ngành trên thế giới đã từng thử nhưng đều thất bại thảm hại.
Và kể từ cuộc khủng hoảng thị trường năng lượng vào năm 2015 - 2016, thì việc chọn đúng cổ phiếu trong những ông lớn năng lượng được niêm yết trên sàn Mỹ lại càng trở nên phức tạp. Ngoài ra, tương lai của dầu và gas càng trở nên khó đoán định với những nguồn năng lượng thay thế mới, xe điện hay các yêu cầu để chống lại biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Việc tăng giảm sản lượng của OPEC/non-OPEC cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường.
Mặc dù vậy, cổ phiếu của 02 người khổng lồ trong ngành này là ExxonMobil (NYSE:XOM) và Chevron (NYSE:CVX) vẫn luôn giúp nhà đầu tư có một nguồn thu cổ tức ổn định và tăng trưởng ở mức trung bình. Có cổ phiếu nào có thể mang lại lợi nhuận nhiều hơn về lâu dài hiện tại hay không?
ExxonMobil: Người khổng lồ trong cơn khủng hoảng
Trong vòng 5 năm qua, đối với những nhà đầu tư có kinh nghiệm thì cổ phiếu ExxonMobil đã mất đi sự hấp dẫn của mình. Dưới sự cạnh tranh từ những cổ phiếu các công ty dầu lớn khác, cổ phiếu của ExxonMobil đã tụt giảm 10% trong 02 năm qua trong khi Chevron thì đã tăng lên đến 24% cùng kỳ.
Khó khăn lớn nhất dành cho họ chính là làm sao để tăng sản lượng trong một cuộc sụt giảm dầu tồi tệ mà bắt đầu từ năm 2014. Sản lượng của Exxon đã giảm đến 5 năm trong vòng 6 năm qua. Vào tháng Tư, họ đã công bố biểu đồ sản lượng thấp nhất kể từ khi Exxon hợp nhất với Mobil vào năm 1999.
Để đối phó với đợt sụt giảm lần này và nâng cao triển vọng trong dài hạn, Exxon đã triển khai một dự án mở rộng khổng lồ với giá trị lên đến 200 tỷ USD trong 07 năm tiếp theo. Trong đó, những dự án lớn với chi phí thấp được đầu tư mạnh tay giúp họ duy trì thị phần của họ với dầu và khí gas tự nhiên trong thập kỷ tới.
Trong một phần của dự án, Exxon sẽ nâng sản lượng tối thiểu tại Permian Basin Mỹ ít nhất 5 lần và khởi động 25 dự án trên toàn thế giới với mục tiêu sẽ nâng thêm sản lượng vào hơn 1 triệu thùng dầu/ngày vào tổng sản lượng của công ty. Trong năm 2017, ExxonMobil đã thêm 10 triệu thùng dầu vào các chi nhánh tại Permian, Guyana, Mozambique, Papua New Guinea và Brazil.
Nếu tất cả các kế hoạch này trở thành hiện thực và giá dầu vẫn được giữ nguyên quanh mức 60 USD/thùng, ExxonMobil kỳ vọng sẽ gấp đôi doanh thu vào năm 2025. Theo báo cáo, thu nhập ròng cho quý đầu kết thúc vào tháng 3 của họ đạt 4,65 tỷ USD.
Tuy nhiên, việc đặt cược đó có thể phản tác dụng, đặc biệt vì nhiều chuyên gia phân tích đang đồn đoán việc nhu cầu dầu có thể đạt đỉnh trong vòng 10 đến 15 năm tới do việc sử dụng xe ô tô điện tăng cao và đẩy mạnh đầu tư toàn cầu vào các nguồn năng lượng có thể tái tạo và cắt giảm lượng khí thải các-bon.
Theo BP (NYSE:BP), một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, xe điện tự lái sẽ mở ra một cuộc cách mạng trong giao thông vận tải trong hai thập kỷ tới, dẫn đến nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh vào cuối những năm 2030. Dự báo đánh dấu lần đầu tiên BP cho thấy mức tiêu thụ dầu đạt điểm cao nhất trong các dự báo dài hạn của họ nhưng nhóm các nhà sản xuất ở Anh cho biết họ thấy ít rủi ro sụt giảm về nhu cầu dầu.
Chevron: Một cách tiếp cận khác
Trong khi Exxon đang trên đà chi tiêu, Chevron có cách tiếp cận khác. Công ty đang giữ mức chi tiêu thấp và cố gắng tận dụng nhiều hơn từ các tài sản hiện có. Theo hội đồng quản trị, công ty dự kiến duy trì chi tiêu ở mức thấp (từ khoảng 18-20 tỷ USD hàng năm từ năm 2018 đến 2020).
Chevron ước tính sẽ tăng sản lượng 4-7% hàng năm từ giữa 2017 đến 2020. Thực tế, kế hoạch ngắn hạn của công ty đã có hiệu quả. Trong quý đầu tiên, Chevron đã vượt qua các ước tính về lợi nhuận và sản lượng, tăng khả năng tiếp tục mua lại cổ phần vào cuối năm nay, điều mà đã tạm dừng từ năm 2015.
Công ty cũng bơm thêm dầu và khí gas hơn dự đoán. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của Chevron là $1,9 trong 3 tháng đầu năm, vượt xa ước tính trung bình của các chuyên gia phân tích là $1,47.
Để xoa dịu các nhà đầu tư, CEO Mike Wirth trao đổi ẩn ý trong tháng 4 rằng ông sẽ cân nhắc việc tiếp tục mua lại cổ phiếu của công ty, động thái sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu tăng. Mặt khác, Exxon bày tỏ ưu tiên việc chi tiêu cho các dự án dầu khí và khí gas lớn hơn việc mua lại cổ phần.
Nên đặt cược vào cổ phiếu nào?
Không khó để thấy rằng nhà đầu tư không quá vui mừng đối với chiến lược tăng trưởng dài hạn của Exxon. Rõ ràng họ thấy rất nhiều rủi ro trong tương lai với nguồn cung và cầu không quá chắc chắn này. Kể từ khi Darren Woods trở thành CEO của Exxon năm 2017, giá cổ phiếu đã giảm 8%, đóng cửa hôm qua ở mức $80,82 so với mức tăng 8% của công ty đối thủ Chevron, đóng cửa hôm qua ở mức $125,97.
Tôi cho rằng cả Exxon và Chevron đều là cổ phiếu trả cổ tức tốt với mức thu nhập hấp dẫn đối với nhà đầu tư dài hạn. Lợi suất cổ tức của Exxon ở mức hơn 4% sau một đợt giảm giá gần đây, tuy nhiên đây là mức cao nhất kể từ giữa những năm 1990. Trong khi đó, lợi suất cổ tức của Chevron thấp hơn một chút, ở mức 3,61%.
Nếu bạn là nhà đầu tư dài hạn và muốn có thêm tỷ trọng về công ty dầu mỏ trong danh mục, sự thực là chúng tôi thích cả Exxon và Chevron mặc dù họ theo đuổi các con đường tăng trưởng khác nhau. Mỗi công ty đều có bảng cân đối kế toán khá vững chắc và nợ dài hạn ở mức thấp. Thực tế, chúng tôi không cảm thấy lựa chọn một trong 2 công ty này là sai lầm.
Mặc dù giá cổ phiếu giảm trong thời gian gần đây, Exxon đã thực sự thưởng cho nhà đầu tư trong dài hạn. Họ đã trả một mức tổng lợi nhuận là 1,654% trong vòng 30 năm qua, hơn 400 điểm phần trăm so với {{962670|Chỉ số S&P 500 ngành năng lượng}}.