Cuộc họp của OPEC và OPEC+ sẽ không diễn ra cho đến ngày 4 tháng 12, nhưng những tin đồn đoán về kế hoạch sản xuất dầu của OPEC đã tác động đến thị trường.
Hôm thứ Hai, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng các thành viên của OPEC đang thảo luận về việc tăng hạn ngạch sản xuất lên tổng cộng 500.000 thùng mỗi ngày. Điều này, cộng với với thông tin các khu vực của Bắc Kinh của Trung Quốc đang bị áp đặt các hạn chế về Covid, đã khiến giá dầu Brent và dầu WTI sụt giảm hơn $5 mỗi thùng. Giá sau đó tăng trở lại sau khi bộ trưởng dầu mỏ Ả-rập Xê-út bác bỏ thông tin về hạn ngạch.
Cuộc họp tiếp theo của OPEC cũng diễn ra ngay trước thời điểm các lệnh trừng phạt và chính sách áp giá trần gây tranh cãi của G7 đối với dầu của Nga dự kiến được thực hiện vào ngày 5/12. G7 vẫn chưa công bố mức giá trần thực tế dù có kế hoạch thực hiện chính sách giá trần trong khoảng thời gian dưới 2 tuần. Các lệnh trừng phạt của G7 sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ chính sách nào của OPEC hoặc OPEC+ thống nhất trước đó một ngày.
Dưới đây là một số vấn đề mà các nhà giao dịch cần lưu ý liên quan đến cuộc họp tiếp theo của OPEC.
- Các thành viên OPEC như Iraq, Ả-rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất đang nhận thấy nhu cầu dầu tăng lên đối với các nước châu Âu. Các nước G7 cần thay thế dầu của Nga mà họ đang mua bằng dầu từ nơi khác và Iraq,Ả-rập Xê-út và UAE là một trong số ít các quốc gia sản xuất dầu có công suất dự phòng. Một sự gia tăng nhỏ trong hạn ngạch sản xuất, giống như hạn ngạch mà Wall Street Journal đưa tin, có thể cho phép Iraq, Ả Rập Xê Út và UAE đáp ứng các đơn đặt hàng này.
- OPEC+ có thể sửa đổi hạn ngạch sản xuất tại cuộc họp. Nhóm vẫn đang sử dụng hạn ngạch cơ bản đã thỏa thuận vào cuối năm 2016. Những hạn ngạch đó dựa trên tỷ lệ sản xuất của các quốc gia từ tháng 10 năm 2016 và hiện đã lỗi thời. Nhiều quốc gia không còn có thể sản xuất nhiều dầu như họ có thể vào năm 2016 và có một số quốc gia có khả năng sản xuất nhiều dầu hơn mức họ có thể vào năm 2016. Iraq đã yêu cầu sửa đổi hạn ngạch bởi vì họ có công suất dự phòng để sử dụng. Việc sửa đổi này không phải là chưa từng có tiền lệ đối với OPEC. Vào tháng 7 năm 2021, OPEC đã nâng hạn ngạch của UAE cao hơn sau khi nhóm họp trong vòng một tuần. Tuy nhiên, sẽ có lợi cho thị trường nếu OPEC sửa đổi tất cả các hạn ngạch để phản ánh năng lực sản xuất hiện tại như bộ trưởng dầu mỏ Ả-rập Xê-út đã gợi ý vào tháng trước.
Có ý kiến cho rằng một khi các lệnh trừng phạt đối với Nga được thực thi, OPEC+ sẽ không còn là lực lượng thị trường quan trọng nữa vì sản lượng dầu của Nga sẽ bị hạn chế. Điều này rất khó xảy ra vì ngay cả khi sản lượng dầu của Nga giảm 1,4 triệu thùng/ngày (dự báo của IEA), nước này vẫn sẽ là nguồn cung cấp dầu quan trọng cho các nước không thuộc G7. Có thể sẽ có một giai đoạn điều chỉnh như thị trường đã chứng kiến vào tháng 3 và tháng 4 năm 2022, nhưng Nga vẫn sẽ là bên đóng vai trò quan trọng trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Mối quan hệ giữa Ả-rập Xê-út và Nga vẫn bền chặt và người Ả-rập Xê-út hiểu rằng OPEC có nhiều ảnh hưởng trên thị trường hơn nếu có Nga. Ngay cả khi sản lượng dầu của Nga giảm trong một thời gian, các thành viên lớn của OPEC như Ả-rập Xê-út và UAE hiểu rằng sự tham gia của Nga vào OPEC+ sẽ mang lại lợi ích cho họ về lâu dài. Do đó, họ sẽ làm những gì cần thiết để giữ Nga tham gia bất chấp lệnh trừng phạt.