Mọi công ty dầu – từ dạng siêu giàu như Aramco (SE:2222) của Ả Rập Xê-út cho tới những công ty dầu đá phiến ở Oklahoma – đều đã bị ảnh hưởng nặng nề trong năm nay bởi giá dầu sụt giảm.
Ở Mỹ, tính đến tháng 8, ít nhất 36 công ty đã nộp đơn phá sản. Ngay cả Saudi Aramco cũng buộc phải trì hoãn một số kế hoạch mở rộng tốn kém của mình để hoàn thành nghĩa vụ của mình với chính phủ Saudi và các cổ đông khác.
Mọi công ty trong lĩnh vực này đều đang cố gắng sống sót qua cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu do Coronavirus gây ra. Tuy nhiên, một sự khác biệt rõ ràng về tầm nhìn chiến lược giữa các công ty Châu Âu và Mỹ.
Lục địa chao đảo, nước Mỹ tiết kiệm
Các công ty Châu Âu, bao gồm Royal Dutch Shell (LON:RDSa), (NYSE:RDSa), BP (LON:BP), (NYSE:BP), Total (PA:TOTF), (NYSE:TOT) và cả Equinor (OL:EQNR), (NYSE:EQNR), đang đẩy nhanh kế hoạch chuyển đổi sang một hình thức khác ngoài sản xuất dầu và khí đốt.
Trái lại, các công ty Mỹ lại đang tiếp tục cam kết với việc sản xuất dầu khí. Các công ty như Chevron (NYSE:CVX), ConocoPhillips (NYSE:COP) và ExxonMobil (NYSE:XOM) đang nối lại các chiến lược được đưa ra trong giai đoạn trước dịch Coronavirus bùng phát song song đó là việc cắt giảm và điều chỉnh chi tiêu trong thời kỳ giá thấp.
Các công ty Châu Âu tuyên bố họ xem giai đoạn nhu cầu thấp này là dấu hiệu báo trước về một tương lai khi thế giới cần ít dầu hơn. Do đó, họ đang cố gắng đẩy nhanh việc thoái vốn khỏi các tài sản dầu ở thượng nguồn đồng thời chuyển mạnh hơn sang lĩnh vực khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo.
Trái lại, các công ty Mỹ xem tình hình nhu cầu hiện tại chỉ là sự sụt giảm tạm thời và họ tin rằng các tài sản dầu khí thượng nguồn của họ sẽ tiếp tục cung cấp giá trị miễn là họ có thể cắt giảm các chi phí trong ngắn hạn.
Triển vọng về nhu cầu không chắc chắn, cần đổi mới đáng kể
Không ai thực sự biết nhu cầu dầu mỏ sẽ đi về đâu trong 1 năm tới, 5 năm tới hoặc trong 10 năm tới. Niềm tin rằng nhu cầu dầu đang chậm lại có thể chỉ là một phần trong các vấn đề cần giải quyết của các công ty tại Châu Âu.
Chuyển hướng sang sản xuất và truyền tải điện tái tạo cũng có thể là điều mà các cổ đông của các công ty này mong muốn, mặc dù hoạt động kinh doanh sản xuất năng lượng tái tạo có ít lợi nhuận hơn so với sản xuất dầu khí. Ngoài ra, các chính phủ và Liên minh Châu Âu cung cấp các ưu đãi tài chính cho việc đầu tư vào sản xuất điện tái tạo – điều mà các công ty này tin rằng sẽ bù đắp được thiệt hại tài chính.
Liệu các công ty Châu Âu và các cổ đông của họ có bỏ lỡ lợi nhuận trong tương lai? Điều gì sẽ xảy ra nếu giá dầu tăng do nhu cầu tăng trở lại và việc thiếu đầu tư vào các nguồn dầu mới dẫn đến lợi nhuận thấp hơn?
Ngược lại, liệu các công ty dầu mỏ của Mỹ có tự nhận thấy rằng những tài sản sẽ mất giá nếu nhu cầu dầu tiếp tục giảm khi quá trình chuyển đổi sang nhiên liệu phi hóa thạch diễn ra?
Tôi tin rằng quá trình chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng tái tạo – hoặc một số loại năng lượng không phải nhiên liệu hóa thạch khác – sẽ không thể xảy ra nếu thiếu đi một hoặc nhiều đột phá công nghệ lớn. Ví dụ, chúng ta cần nơi lưu trữ tốt hơn nữa.
Chúng ta cũng cần những viên pin tốt hơn, sạc nhanh hơn, thời lượng lâu hơn, có thể sạc lại nhiều lần hơn, đồng thời nhỏ và nhẹ hơn. Nếu không có những đổi mới đáng kể, nhiên liệu hóa thạch sẽ tiếp tục đóng một phần quan trọng trong việc tiêu thụ năng lượng ở các nền kinh tế phương Tây và chúng ta sẽ thấy sự tăng trưởng đáng kể khi có nhiều nền kinh tế phát triển hơn.
Nhu cầu dầu hiện đang bị ảnh hưởng lớn nhưng sẽ phục hồi. Khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi trở lại sau cuộc suy thoái hiện tại, các nền kinh tế và cá nhân đang gặp khó khăn sẽ hướng tới những nguồn năng lượng rẻ và hiệu quả nhất hiện có – dầu và khí đốt.
Vấn đề là: Tất cả những điều này có ý nghĩa như thế nào mới các nhà giao dịch dầu?
Đầu tiên, những điều này có nghĩa là các nhà giao dịch không nên quá phấn khích khi họ nghe báo cáo từ các công ty dầu mỏ ở Châu Âu cho rằng “nhu cầu đang tăng cao trở lại”. BP gần đây đã đưa ra một báo cáo được các nhà báo quảng cáo rộng rãi, nhưng các thị trường dầu mỏ đã nhún vai bỏ qua một cách khôn ngoan. Các thị trường có thể sẽ tiếp tục bỏ qua đỉnh cầu và các báo cáo về “ngày tận thế” của ngành.
Điều thứ hai là các nhà giao dịch nên hiểu rằng trong dài hạn – 5, 10 15 năm hoặc lâu hơn – nguồn cung dầu có thể sẽ thiếu hụt. Một số khu vực được thăm dò kỹ càng, chẳng hạn như các cánh đồng ở Bán đảo Ả Rập.
Tuy nhiên, vẫn còn những khu vực khác chứa dầu, nhưng chúng ta không biết chính xác địa điểm tiếp cận mỏ ở đâu. Và vẫn còn những mỏ lưu trữ vẫn hoàn toàn chưa được xác định. Chúng ta đang gặp khó khăn trong việc thăm dò, bởi vì, trên cả vấn đề giá dầu thấp vào năm 2020 và các công ty dầu mỏ Châu Âu chuyển đổi sang năng lượng thay thế, sự sụt giảm về vốn đầu tư do giá dầu giảm đã xuất hiện vào cuối năm 2014.
Điều này có khả năng lớn dẫn đến tình trạng thiếu hụt dầu và tăng giá dầu cao hơn nhiều – nhưng không phải trong vài năm tới.