Sau khi hồi phục lên gần mức 80$ nhưng đà phục hồi này của giá dầu đã không thành công và bị chặn lại ở phiên cuối tuần, mốc 80$ đã trở thành ngưỡng kháng cự hiện tại trong ngắn hạn đối với giá dầu.
Kể từ khi, kết thúc tuần giao dịch 12/12 – 18/12, giá dầu thô đã trải qua một tuần với những biến động mạnh mẽ từ cả yếu tố cung cầu và yếu tố vĩ mô trong đó giá dầu WTI kết thúc tuần ở mức 74,29 USD/thùng sau khi đã tăng 4,6% so với tuần trước còn giá dầu Brent tăng 3,86% lên mức 79,04 USD/thùng.
Theo đó, giá dầu thô đã nhận được động lực tăng giá mạnh mẽ ngay từ các phiên đầu tuần trước các rủi ro xuất phát từ nguồn cung khi mà TC Energy, công ty quản lý đường ống Keystone phân phối dầu kỳ hạn tại Mỹ, dù đã nỗ lực khắc phục sự cố tràn dầu từ tuần trước đó, nhưng vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào về kế hoạch khởi động lại đường ống dẫn dầu lên tới 600.000 thùng/ngày. Bên cạnh đó, hai báo cáo quan trọng hàng đầu trên thị trường dầu trong tháng 12 từ OPEC và EIA cũng đã thúc đẩy lực mua đối với dầu thô. Sản lượng dầu của khối OPEC trong tháng 11 đã giảm 744.000 thùng/ngày xuống 28,83 triệu thùng/ngày, với sản lượng của 10 nước tham gia thỏa thuận sản xuất thấp hơn mức hạn ngạch cam kết. Trong khi đó, từ cơ quan IEA lại tập trung nhiều hơn vào triển vọng nhu cầu sẽ khởi sắc trong năm tới. Cơ quan này đã điều chỉnh tăng dự báo tăng nhu cầu dầu cho năm 2023 so với năm 2022 thêm 100.000 thùng/ngày lên 1,7 triệu thùng/ngày, đưa nhu cầu tiêu thụ cho năm 2023 đạt mức trung bình 101,6 triệu thùng/ngày trước khả năng phục hồi của Trung Quốc và mức tăng trưởng của Ấn Độ, khiến thị trường thiếu hụt khoảng 800.000 thùng/ngày. Giá dầu đã tăng ngay sau khi báo cáo này được đưa ra.
Tuy nhiên, nhìn chung các yếu tố vĩ mô vẫn hoàn toàn lấn át trong nửa cuối tuần giao dịch trên thị trường dầu đã ngăn chặn đà tăng mạnh mẽ của giá. Mặc dù lạm phát Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 11 với chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng chậm lại ở mức 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, FED sau khi tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, cũng bất ngờ phát đi tín hiệu mạnh mẽ trong tiến trình thắt chặt tiền tệ trong năm sau. Lo ngại lạm phát cố hữu, mức đỉnh lãi suất tăng cao và nguy cơ suy thoái cũng hiện diện, đã khiến lực bán áp đảo trên thị trường dầu trong hai phiên cuối tuần. Trong khi hàng loạt các Ngân hàng Trung ương khác như Khu vực Châu Âu (ECB), Anh (BoE)… cũng đồng loạt tăng lãi suất, làm gia tăng rủi ro về bức tranh tăng trưởng tiêu cực trên toàn cầu sẽ đè nặng lên năng lực tiêu thụ, gây sức ép tới giá.
Về đồ thị kỹ thuật có thể thấy ngưỡng kháng cự 80$ của giá dầu, đây là vùng hợp lưu của nhiều yếu tố kỹ thuật gồm vùng số tròn 80$, đường EMA21, vùng hỗ trợ trước đó trở thành kháng cự. Việc ba yếu tố kỹ thuật hợp lưu như vậy cho thấy được giá dầu sẽ khó vượt lên được 80$ trong tuần này.