Sau các báo cáo được công bố về mức giảm GDP hàng quý tại Hoa Kỳ thấp nhất từ trước đến nay, tiền tệ và cổ phiếu cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng khi các giao dịch cũng trở nên thấp hơn. Nền kinh tế Hoa Kỳ đánh dấu mức giảm 32,9% trong GDP quý II năm 2020. Mỹ chưa bao giờ trải qua một sự suy giảm nhanh chóng và mạnh mẽ như lần này.
Về mặt kỹ thuật, nền kinh tế Hoa Kỳ đang suy thoái và theo Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia, cuộc suy thoái hiện nay đã bắt đầu vào tháng Hai. Không giống như các cuộc suy thoái trước đây diễn ra trong trang thái chậm nhưng vẫn cho thấy những tác động rõ nét trên nền kinh tế quốc gia lớn nhất nhì thế giới. Cuộc suy thoái hiện nay diễn ra đột ngột và gây những tác động tồi tệ nhất không chỉ đối với Hoa Kỳ mà còn đối với toàn thế giới trong bối cảnh không chắc chắn vì các ca nhiễm Coronavirus vẫn tăng đáng kể và dịch bệnh chưa toàn toàn được kiểm soát. Cùng với đó là việc các quốc gia và Mỹ vẫn sẽ phải đóng cửa một phần hoặc hoàn toàn để ngăn chặn sư lây lan dịch bệnh, điều này cũng sẽ đẩy các nền kinh tế vào những khó khăn hơn nữa.
Báo cáo GDP quý II cũng nhấn mạnh mức độ thiệt hại của Covid-19 đối với nền kinh tế Hoa Kỳ trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6. Mặc dù mức độ suy giảm không quá tồi tệ như mức dự báo trước đó, nhưng đây cũng vẫn là một con số khủng khiếp và là một cú sốc thực tế đối với các nhà đầu tư – những người đã phản ứng đối với sự suy thoái hiện nay của nền kinh tế bằng cách bán tháo tiền tệ và chứng khoán.
Tuy nhiên, thực tế là nếu như Coronavirus hoàn toàn được kiểm soát tại Hoa Kỳ trong hai tháng tới, thì triển vọng sẽ cho thấy mức tăng trưởng của quý III sẽ tốt hơn quý II. Một số tiểu bang đã thắt chặt hơn trong việc kiểm soát dịch bệnh nhưng không đình chỉ hoạt động kinh tế trong bang. Số ca tử vong vẫn đang tăng lên đáng kể, nhưng số ca nhiễm mới đã cho thấy những tín hiệu tích cực hơn khi mức tăng đã dần chậm lại. Tuy nhiên, có một câu hỏi khác là liệu quý III có cho thấy được sự phục hồi hình chữ V của nền kinh tế sau khi đã kiểm soát được phần nào dịch bệnh tại Hoa Kỳ hay không?
Dữ liệu tại Hoa kỳ cũng trở nên xấu đi với các yêu cầu thất nghiệp tăng cao hơn trong tuần thứ hai liên tiếp và khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung đã hết hạn; các dữ liệu này có thể sẽ tệ hơn nữa với báo cáo thu nhập và chi tiêu cá nhân được công bố trong hôm nay. Thượng viện đã không thông qua việc gia hạn trợ cấp thất nghiệp khẩn cấp và điều đó có nghĩa là người Mỹ sẽ phải tiếp tục chờ đợi sự hỗ trợ từ chính phủ mà họ đang mong đợi.
Sự suy giảm mạnh mẽ hơn so với dự kiến đối với các dữ liệu của nền kinh tế Đức trong quý đầu tiên của năm 2020, nhưng điều đáng ngạc nhiên là cặp tiền tệ EUR / USD tại quốc gia này lại đạt mức tăng 1,18. Điều này có thể gây hoang mang cho một số nhà giao dịch tiền tệ vì dữ liệu của Hoa Kỳ và dữ liệu của Đức hoàn toàn không tương đồng. Tuy nhiên, trên cơ sở tuyệt đối, mức tăng trưởng của Đức chỉ 10%. Đây vẫn là một quý tồi tệ nhất đối với Đức trong vòng ít nhất 50 năm. Dữ liệu GDP quý II của Tây Ban Nha, Pháp, Ý và Eurozone cũng sẽ được công bố vào hôm nay, tuy nhiên triển vọng không hề tích cực. Vì vậy, trong khi cặp tiền tệ EUR / USD cho thấy mức tăng điểm vào hôm qua vì Hoa Kỳ có thể đã có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trong quý 2 của Đức. Cặp tiền tệ này đặc biệt đã bị ảnh hưởng sâu sắc khi làn sóng gia tăng trở lại các trường hợp nhiễm virus ở Pháp và Ý.
Không có báo cáo kinh tế lớn nào của Anh được công bố vào hôm nay và điều này cũng lý giải cho việc đồng Sterling vẫn nằm trong các giao dịch tốt. GBP đã giảm so với USD trong 10 liên tiếp. Và hôm qua, khi các giao dịch đối với cặp tiền tệ này diễn ra mạnh mẽ đã đẩy cặp đôi lên mức cao mới trong bốn tháng.
Đồng tiền có hiệu suất kém nhất là đô la Canada, do áp lực bởi giá giá dầu thấp hơn. Trong hôm nay, dữ liệu {{ecl-123 | | GDP}} của Canada cũng sẽ được công bố, dựa trên sự gia tăng chi tiêu và thương mại trong tháng 5, dự kiến sẽ có sự tăng trưởng tích cực. Đồng đô la Úc và New Zealand cũng cho thấy tín hiệu giảm và không có gì ngạc nhiên khi thấy đô la Úc ít suy giảm hơn so với đô la New Zealand bất chấp những dữ liệu dự kiến từ cả hai quốc gia. Ở New Zealand, giấy phép xây dựng bị đình trệ trong tháng 6 và niềm tin kinh doanh cũng thấp hơn. Ở Úc cũng cho thấy sự điều chỉnh về mức giảm thấp hơn dự kiến đối với các phê duyệt xây dựng và giá xuất nhập khẩu. Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng New Zealand sẽ được công bố cùng lúc với chỉ số PMI của Trung Quốc và chỉ số PPI của Úc trong hôm nay.