Tổng quan về diễn biến Thị trường chứng khoán khi Mỹ công bố CPI tháng 6 lên 9.1%
Lạm phát tháng 6 ở mức cao nhất hơn 40 năm của Mỹ gây sức ép lên sự vận động của nền kinh tế (đặc biệt xấu khi CPI > 10% - siêu lạm phát, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính toàn cầu). Vì vậy, ưu tiên số 1 của Chính phủ Mỹ sẽ kiểm soát lạm phát thông qua việc tăng lãi suất trong kỳ họp cuối tháng 7 từ 0.75%-1%.
FED tăng lãi suất sẽ khiến đồng USD mạnh hơn, gây ra áp lực tỷ giá với các đồng tiền khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và dưới đây là cách hành xử của NHNN Việt Nam đối phó với áp lực tỷ giá
Tuần vừa qua, đã có gần 100.000 tỷ đồng bị NHNN rút khỏi hệ thống ngân hàng. Đánh dấu tuần rút ròng mạnh nhất kể từ năm 2020 đến nay. Trước đó, NHNN cũng đã rút ròng hơn 150,000 tỷ chỉ chưa đầy 2 tuần trước đó
Theo giới chuyên môn đánh giá, quy mô hút tiền thời gian gần đây là lớn chưa từng có. Thậm chí, ngay trong giai đoạn 2018 và 2019 khi Ngân hàng Nhà nước tung một lượng tiền lớn mua ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối cũng không lớn và dồn dập đến như vậy.
Tăng trưởng tín dụng chững lại đã khiến cho thanh khoản hệ thống trở nên dư thừa trong các tuần gần đây. NHNN vì vậy cũng đã thực hiện các hoạt động hút ròng thông qua kênh tín phiếu của hoạt động thị trường mở như trong 3 tuần vừa qua để giúp ổn định lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, tăng sức khỏe cho đồng VND (HM:VND)
Room tín dụng sẽ chưa được nới ra do NHNN cần phải duy trì ổn định về vĩ mô: kiềm chế lạm phát, hỗ trợ tỷ giá, giành room tín dụng cho cơ cấu nợ trái phiếu
Lãi suất VNĐ liên ngân hàng vẫn đang sụt giảm sẽ khiến chênh lệch với lãi suất cho vay bằng tiền USD trên thị trường này bị nới rộng, làm tăng nhu cầu nắm giữ đồng bạc xanh trong hệ thống. Thực tế thị trường cũng ghi nhận giá bán USD trên kênh ngân hàng đã tăng mạnh tuần này, hầu hết đều đã vượt 23.500 đồng/USD.
Câu chuyện tiếp tục bơm vốn để hỗ trợ phục hồi kinh tế hay hãm bớt vốn để ngăn lạm phát đang là vấn đề gây tranh cãi. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh lạm phát nhập khẩu của Việt Nam có nguy cơ tăng mạnh, tăng tín dụng là "đổ dầu vào lửa".
Quan điểm của MoneyGain: Chính phủ Mỹ sẽ làm mọi cách để kiểm soát lạm phát tăng mạnh (đây là mục tiêu số 1 lúc này) để tránh mức lạm phát vượt ngưỡng 10% (siêu lạm phát)
- Tăng lãi suất mạnh tay hơn, siết chặt chính sách tiền tệ
- Rủi ro Đình Lạm có thể xảy ra, và đây là cái giá đánh đổi trong việc kiểm soát lạm phát
XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THIÊN VỀ SỰ VẬN ĐỘNG SIDEWAY TRONG THỜI GIAN TỚI CHỜ ĐỢI NHỮNG TÍN HIỆU CẢI THIỆN VỀ VĨ MÔ
{{yt-uegHRiGisC0|CPI THÁNG 6 CỦA MỸ TĂNG 9.1% - XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA TTCK SẼ NHƯ THẾ NÀO ? | Moneygain View}}