Trong một tuần vừa rồi, giá dầu thô tiếp tục có những biến động mạnh trong tuần vừa rồi khi giá lao dốc xuống mức giá 62 USD/thùng trước khi bật tăng mạnh trở lại mức giá 67.
Nguyên nhân chính khiến giá dầu biến động trong thời gian qua vẫn là tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc và Đông Nam Á. Sau một tuần tác động tiêu cực, thông tin Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm mới nào đã tạo một khởi đầu tươi sáng hơn trong tuần giao dịch mới vào hôm thứ 2 vừa rồi.
Dù vậy, sự khởi sắc này có thể chỉ mang tính tâm lý của thị trường chứ không phản ánh thực sự vào các yếu tố cơ bản của thị trường. Nhu cầu nhiên liệu toàn cầu vẫn là một dấu hỏi lớn, kể cả khi Trung Quốc tuyên bố đã dần kiểm soát được đợt bùng phát này của dịch. Covid-19 ngày càng xuất hiện nhiều biến thể mới và dịch có thể bùng phát trở lại cả ở những nước có tỷ lệ vaccine cao.
Trong khi đó, tồn kho nổi toàn cầu tăng trở lại lên mức cao nhất 3 tháng do những gián đoạn từ thị trường Trung Quốc, xuất phát từ cả những vấn đề do dịch bệnh cũng như việc Trung Quốc mạnh tay đấu tranh với các hoạt động trốn thuế và gian lận hạn ngạch của các nhà máy lọc dầu.
Hai cuộc họp lớn có đẩy giá dầu lao dốc?
Trong tuần này, thị trường tập trung sự chú ý vào diễn biến của cuộc họp trực tuyến Jackson Hole của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, một sự kiện có ảnh hưởng rất lớn tới sức mạnh của đồng USD và qua đó là tới giá dầu.
Đồng thời, thị trường cũng sẽ dành nhiều sự chú ý tới những diễn biến, phát biểu trước cuộc họp OPEC+, dự kiến sẽ diễn ra vào 01/09. Giới phân tích đang kỳ vọng OPEC+ sẽ tạm dừng việc nâng sản lượng trong cuộc họp lần này. Cho tới hiện nay, OPEC+ chưa đưa ra bất kỳ động thái nào liên quan đến kỳ vọng này cũng như quan điểm của nhóm đối với chính sách dầu thô trong cuộc họp sắp tới.
Dù vậy, với việc giá dầu phục hồi trong hai phiên vừa qua, ít có khả năng OPEC+ sẽ cho rằng việc tạm hoãn nâng sản lượng khai thác là cần thiết.
Rạng sáng nay, Viện Dầu khí Mỹ (API) đã công bố báo cáo cho thấy những số liệu tương đối tích cực cho giá, nhưng giá dầu lại có những phản ứng trái chiều khi giảm nhẹ trong phiên sáng.
Về mặt kỹ thuật
Sóng phục hồi trong hai phiên đầu tuần này đã chạm mức Fibo 38.2% của sóng giảm lớn từ đầu tháng 07. Khi vẽ thêm các mức Fibo của kênh giá giảm này, chúng ta có thể thấy giá cũng đang nằm dưới mức 38.2%
Đồ thị liên tục giá dầu thô WTI, CL1!, khung 4 giờ
Hai mức Fibo này cho thấy hiệu quả khi giá đã ngay lập tức phản ứng với sự kháng cự của hai mức Fibo này và giảm. Vì vậy, trong tuần này, mình cho rằng giá sẽ tiếp tục giảm nhẹ về vùng 66 USD trước khi phục hồi tăng trở lại lên vùng giá 69 hoặc hơn, trước khi cuộc họp OPEC+ diễn ra.
· Kháng cự 2: 69.00
· Kháng cự 1: 67.5
· Hỗ trợ 1: 66.00
· Hỗ trợ 2: 65.00
Khuyến nghị:
· Canh mua tại vùng giá 66.00
· Cắt lỗ: 65.5
· Chốt lời: 69.4 hoặc hơn.
Tham khảo Chiến lược xu hướng nhóm Năng Lượng (cập nhật 25/08) từ VMEX - Thành viên Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam
Disclaimer: Phân tích này nhằm mục đích duy nhất là cung cấp thông tin cho độc giả, không đưa ra một lời khuyên mua, bán hay tham gia vào bất cứ một chiến lược kinh doanh nào. Các thông tin cung cấp được dẫn xuất từ các nguồn tin cậy, tuy nhiên các thông tin số liệu chỉ mang tính chất tham khảo không đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin. Vì vậy nhà đầu tư nên cân nhắc dựa trên điều kiện giao dịch, kiến thức và khả năng tài chính trước khi đưa ra quyết định giao dịch.