Những nhà đầu tư đã được hưởng lợi từ “thiên đường” kim loại đồng trong ba năm qua. Nhưng bất chấp việc đồng đã mang lại lợi ích bao nhiêu cho họ, thì những người đang nắm giữ hợp đồng tương lai đồng tại Mỹ có thể sẽ không thấy được giải thưởng $3 cho mỗi pound kim loại đồng hiện nay.
“Thế giới cần rất nhiều đồng, nhưng kim loại này sẽ không giành được mức $3 cho mỗi pound”, nhà đầu tư người Canada Marin Katusa đã viết trong một bài đăng dài vào mùa hè năm ngoái.
Một năm sau, lời nói đó đã không thành sự thật. Hợp đồng tương lai đồng COMEX tháng 9 đã cho thấy tuần tăng thứ tám liên tiếp với mức tăng 22% được tích lũy trong hai tháng trước đó. Lần cuối cùng đồng tăng giá trong nhiều tuần liên tiếp là vào năm 2017, tăng từ mức thấp $2,62 mỗi pound lên mức cao $3,18 kéo dài từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 8, ước tính mức tăng khoảng 20%.
Trong hai năm, đồng vẫn chỉ đạt mức dưới $3 cho mỗi pound
Điều khác biệt trong lần tăng này là ngưỡng $3 lại trở thành mức kháng cự gần như không thể vượt qua đối với hợp đồng tương lai đồng, do những cơn gió ngược liên tục từ nền kinh tế toàn cầu thậm chí là ngay cả trước khi dịch Coronavirus bùng phát. Đồng cuối cùng được giao dịch khoảng $3 vào mùa xuân năm 2018, cho đến khi tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thật sự bùng nổ khi cả hai phe đều áp thuế đối với hàng hóa và dịch vụ của nhau.
Bất chấp những kỳ vọng rằng đại dịch Coronavirus cũng sẽ thúc đẩy mục tiêu giá đồng trên $3, nhưng thực tế là thị trường kim loại đồng đã không bị ảnh hưởng bởi tình trạng của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Tâm lý tiêu cực trong tám tuần qua chủ yếu là do lo ngại về tình trạng tắc nghẽn nguồn cung của đồng tại Nam Mỹ với việc hàng ngàn công nhân tại các mỏ đồng đã nhiễm bệnh ở Chile quốc gia sản xuất đồng lớn nhất hiện nay và chiếm hơn một phần tư sản lượng toàn cầu.
Các mỏ sản xuất đồng ở Chile đã hoãn các hoạt động không thiết yếu và giảm lực lượng lao động của họ với các nỗ lực giữ an toàn cho người lao động, đã khiến cho nguồn cung đồng bị hạn chế đáng kể. Dịch bệnh gia tăng cũng đang làm chậm quá trình phục hồi khai thác tại Peru, nhà sản xuất đồng đứng thứ 2 thế giới.
Các tác động kể trên đã thúc đẩy sự phục hồi của đồng, đẩy hợp đồng tương lai đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại Luân Đôn lên mức cao nhất trong 14 tháng là $6.360 một tấn vào thứ năm, trong khi hợp đồng kỳ hạn tháng trước của Mỹ đạt mức cao nhất trong sáu tháng là $2,8752 một pound.
Làn sóng đẩy đồng lên khi nguồn cung thắt chặt
Coronavirus và tình trạng căng thẳng của dịch bệnh đang diễn ra tại các mỏ khai thác đồng đã đẩy kim loại này lên. Điều đáng ngạc nhiên là việc đồng tăng giá lại xảy ra trong cuộc đại suy thoái toàn cầu lớn nhất trong lịch sử.
Bloomberg đã lưu ý trong phân tích hôm thứ Năm: “Giá đồng của Nhật Bản đang tăng mạnh nhưng lại không phải vì nền kinh tế đang bùng nổ tăng trưởng”.
Nhưng quay trở lại với mục tiêu $3 của đồng.
Vào tháng 4 năm 2019, thị trường đồng tại Mỹ đã đạt mức cao $2,9860. Trên thực tế, từ tháng 2 đến tháng 5 năm ngoái, đồng COMEX nằm trong khoảng cách đáng kinh ngạc giữa mức trên $2,93 và mức $3 cho một pound trong ba tháng.
Tại thời điểm đó, đồng không thể nào không có khả năng đạt được mức giá mục tiêu đặt ra.
Sự thắt chặt toàn cầu trong sản xuất đồng có thể giữ giá hợp đồng tương lai đồng tại Mỹ ở mức trên $2,85 và thậm chí có thể đạt tới $2,90.
Nhưng ảnh hưởng của đại dịch cũng có thể là con dao hai lưỡi đối với đồng: một mặt là làm gián đoạn sản xuất đồng và đẩy giá lên, nhưng mặt khác đại dịch lại cản trở sự phục hồi kinh tế toàn cầu khiến cho tăng trưởng nhu cầu về đồng bị hạn chế.
Như Katusa đã nói trong bài đăng của mình một năm trước, một trong những động lực lớn nhất của nhu cầu đồng trong những năm tới sẽ là xe điện, dự kiến sẽ dẫn đến tăng trưởng nhu cầu 4,5% hàng năm trong quý tiếp theo.
Nhưng sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp EV đã không như kỳ vọng sẽ làm tăng nhu cầu về đồng như dự kiến.
Cuối cùng thì thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế suy thoái vẫn là yếu tố quyết định
Với các mỏ đồng cho nguồn cung giảm do lượng quặng giảm và vì thế chi phí sản xuất cũng có thể sẽ tăng. Sản lượng thấp hơn so với nhu cầu yếu có thể gây ra một diễn biến căng thẳng trên thị trường dẫn đến kìm hãm bất kỳ sự bứt phá lớn nào về giá.
Trong một kịch bản dành cho kim loại đồng, Katusa cho biết nhu cầu đồng có thể bùng nổ trong năm năm tới, dẫn đến giá hợp đồng tương lai đồng COMEX cao tới $5 mỗi pound:
“Sự thay đổi lớn là nguồn cung đồng trong thị trường sẽ chặt chẽ hơn nữa trong 60 tháng tới, sau đó tăng trưởng nhu cầu đồng sẽ vượt xa sản lượng có sẵn. Tôi tin rằng điều này sẽ dẫn đến một thị trường tăng giá đáng kinh ngạc cho đồng. "
Tóm lại, anh ta hỏi liệu ngành khai thác đồng có thể đáp ứng cho nhu cầu tăng lên đó không, và câu trả lời là: “Có, nhưng không phải là thị trường đồng ở hiện tại với mức giá $3 mỗi pound”.
Và kịch bản về nhu cầu và giá tăng dự kiến sẽ không xảy ra trong thời gian tới.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Barani Krishnan không sở hữu hoặc giữ một vị trí trong các hàng hóa hoặc chứng khoán mà ông viết về.