I/ Giới thiệu doanh nghiệp
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBB (HM:MBB)) là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. MBB được thành lập vào ngày 04/11/1994 với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Năm 2011, MBB thực hiện thành công việc niêm yết trên HOSE và chính thức giao dịch từ ngày 01/11/2011. MBB có mạng lưới cả nước với trên 100 chi nhánh và 190 điểm giao dịch khắp cả nước.
Cập nhật KQKD Quý 3/2020
MBB công bố kết quả kinh doanh trong Q3/2020 với lợi nhuận ròng đạt 6.600 tỷ đồng (+7,4% so với cùng kỳ năm ngoái), tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận trong bối cảnh nhiều thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tăng trưởng tín dụng 9T/2020 đạt 11,8%. Qua đó, MBB đã hoàn thành 90% kế hoạch năm.
CASA (tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/tổng tiền gửi khách hàng) cao thứ 2 hệ thống, NIM duy trì ở mức cao
Tính đến 3Q2020 MBB có tỷ lệ CASA cao thứ 2 hệ thống các ngân hàng niêm yết, đạt 36,1%. MBB với hệ sinh thái quân đội là một trong những nguyên nhân MBB luôn có mức CASA duy trì ở mức cao. Với lượng CASA dồi dào giúp giảm chi phí huy động, tỷ lệ NIM (biên lãi ròng) của MBB được duy trì ở mức cao trong Q3/2020.
Tỷ lệ biên độ lãi ròng MBB trong năm 2020.
Nợ xấu giảm nhẹ so với cùng kỳ, vẫn trong tầm kiểm soát
Tỷ lệ nợ xấu của MBB trong Q3/2020 tăng lên mức 1,5%, giảm nhẹ với mức 1,54% Q3/2019. Điều này chủ yếu do tỷ lệ nợ xấu tại công ty MCredit giảm mạnh xuống còn 6,5% (so với mức 7,9% năm 2019) do ngân hàng chủ động thu hẹp quy mô vay tiêu dùng, vốn có mức rủi ro cao. Bên cạnh đó cần phải chú ý rằng tại ngân hàng mẹ, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh 47% yoy so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ trích lập dự phòng trong Q3/2020 đạt 119%, tăng từ mức 103% cuối Q3/2019
Phát hành riêng lẻ củng cố bảng cân đối kết toán
Trong Q1/2020, MBB đã chào bán riêng lẻ thành công 21 triệu cổ phiếu quỹ và 64 triệu cổ phiếu phổ thông mới với giá 27.000đ/cổ phiếu, ước tính thu về khoảng 1.842 tỷ đồng. Qua đó, MBB có tỉ lệ an toàn vốn khá cao, với tỉ lệ CAR đạt 11%. Thêm vào đó việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỉ lệ 15% vào ngày 13/10 giúp MBB có nhiều dư địa để tăng trưởng cho vay.
III/ So sánh thị trường chung và cùng nhóm ngành
III.1/ So sánh tương quan MBB với các đối thủ trong ngành
So sánh tỷ lệ lợi nhuận đầu tư nhóm Ngân hàng 5 năm qua.
Nhìn chung, trong các ngân hàng niêm yết, MBB có mức sinh lời tương đối tốt khi nắm giữ trong dài hạn. Trong năm 2020, ngành ngân hàng nổi song, MBB cũng có được tỷ suất sinh lời ở mức khá, tuy có phần kém hơn những ngân hàng với những câu chuyện riêng như chuyển sàn và tăng vốn.
III.2/ Bản đồ tăng trưởng ngành
Nhóm ngành ngân hàng có tỷ suất lợi nhuận đầu tư ấn tượng tính từ đầu năm 2020 tới nay. Những ngân hàng có “game” riêng ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc. Một vài ví dụ điển hình như chuyển sàn có ACB (HM:ACB), VIB, LPB (HM:LPB); tăng vốn có CTG (HM:CTG), TPB. Trong giai đoạn cuối năm, việc ngân hàng nhà nước cho phép đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng là thông tin tích cực hỗ trợ cho kết quả hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung. Ngành ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
III.3/ Chu kỳ tăng trưởng với MBB trong ngắn hạn
So với các cổ phiếu trong ngành, MBB cũng đã trải qua một giai đoạn tăng giá tương đối tốt. Nhìn chung, dư địa tăng trưởng của MBB vẫn còn khi cổ phiếu này đang trong vùng dẫn dắt. Trong ngắn hạn, MBB kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng giá dù như địa tăng không còn qua nhiều. Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào MBB cho mục tiêu đầu tư ngắn hạn.
IV/ Phân tích kỹ thuật cổ phiếu
Thị trường chung bước vào pha giao dịch khá gay cấn và điều này phần nào ảnh hưởng đến nhóm Ngân hàng nói chung. Xét về nhịp tăng trưởng giá, thực chất MBB đang có pha tăng khá bền vững khi liên tiếp nối dài nhịp tăng sau những pha tích lũy tạo nền mới. Cụ thể với đồ thị nến ngày 1D:
- Giá tăng xác lập 2 vùng nền hỗ trợ mạnh. Nhịp tăng vượt qua được vùng cản tâm lý quan trọng tại giá 20400 VND/cổ phiếu. Qua đó xác nhận đà tăng khá bền.
- Với việc giá có dấu hiệu chuyển pha tích lũy tạo nền với nến giảm gần nhất, giao dịch với MBB đang bắt đầu trở nên rủi ro hơn. Thêm vào đó là yếu tố sụt giảm thanh khoản cũng bắt đầu thể hiện câu chuyện thận trọng từ dòng tiền mới tham gia bắt đáy với cổ phiếu này.
- MACD thực tế vẫn duy trì nhịp tăng trưởng giá ổn định. Tuy nhiên bắt đầu xuất hiện dấu hiệu cho thấy mức độ phân kỳ dương đã bắt đầu hụt hơi.
- RSI cũng bắt đầu điều chỉnh khi xác lập các vùng đỉnh Quá Mua thấp dần. Nói cách khác xung lực đẩy tăng trưởng giá bắt đầu cạn dần.
Nhìn chung, MBB đang nằm trong một pha tích lũy ổn định, và chiến lược giao dịch với cổ phiếu này mang tính bám theo xu hướng nhiều hơn là chờ đợi một pha tích lũy tăng trưởng giá ổn định. Qua đó, cân nhắc rải lệnh Mua 20% mỗi nhịp nhằm quản trị rủi ro giao dịch được tốt hơn.