Nội dung chính
Kinh tế vĩ mô tháng 06/2021
- GDP chưa lấy lại đà tăng trưởng trước dịch
- FDI đăng ký tăng chậm lại nhưng đẩy mạnh giải ngân
- Nhập siêu tháng 6 giảm lại từ khối DN trong nước
- CPI tháng 6/2021 tiếp tục tăng theo giá hàng hóa thế giới
- Các nhóm ngành tiện ích cơ bản tăng trưởng trong COVID
- PMI giảm mạnh bởi đợt bùng dịch lần 4
- Bán lẻ hàng hóa chậm lại do COVID nhưng vẫn tích cực
- Tỷ giá tăng theo USD thế giới, vàng trong nước ở mức cao
- Lãi suất đang có xu hướng tăng trở lại mặt bằng mới
Triển vngj thị trường tháng 07/2021
- Chỉ số VN-Index dẫn đầu đà tăng trong tháng 06/2021
- Nhóm Vận tải và Dầu khí tăng mạnh nhất trong tháng 06/2021
- Khối ngoại giảm bán ròng 4,478 tỷ trong tháng 06/2021
- Bất động sản và Dầu khí được khối ngoại mua ròng nhiều nhất
- HPG (HM:HPG) tiếp tục bị khối ngoại bán ròng 5,097 tỷ trong tháng 06/2021
- Thị trường đã đi qua giai đoạn định giá hấp dẫn
- Thị trường có mức tăng trưởng thấp hơn trong 6 tháng cuối năm
- Câu chuyện đầu tư trong 6 tháng cuối năm 2021
- Nhóm ngành cần quan tâm
1. GDP chưa lấy lại đà tăng trưởng trước dịch
- Mặc dù đợt bùng dịch vào cuối tháng 4 kéo dài và hiện vẫn đang diễn ra trên nhiều tỉnh thành nhưng GDP Q2/2021 vẫn đạt mức tăng trưởng 6.61%, là đáng ghi nhận. GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5.64% YoY, cao hơn mức 1.82% của 6T2020, tuy nhiên chưa đạt được tốc độ tăng trưởng như các năm trước do ảnh hưởng của các đợt bùng dịch gần đây.
- Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3.82%, đóng góp 8.17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8.36%, đóng góp 59.05%; khu vực dịch vụ tăng 3.96%, đóng góp 32.78%.
- Đáng chú ý, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng khá so với những năm trước đây nhờ thời tiết thuận lợi cho năng suất lúa cao, xuất khẩu gỗ tăng mạnh,..
- Ngành công nghiệp và xây dựng mặc dù không tăng trưởng ấn tượng nhưng cũng đang trên đà hồi phục. Trong khi, lĩnh vực dịch vụ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề vì hệ thống nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống cũng như vận tải hành khách gặp nhiều khó khăn.
2. FDI đăng ký tăng chậm lại nhưng đẩy mạnh giải ngân
Tổng vốn FDI đăng ký tính tới 20/6/2021 đạt gần 15.27 tỷ USD, giảm 2.6% YoY. Trong đó, có 804 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 9.55 tỷ USD, giảm 43.3% về số dự án và tăng 13.2% về số vốn đăng ký mới YoY; 460 dự án đăng ký điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 4.12 tỷ USD, giảm 12.5% về số dự án và tăng 10.6% về số vốn so với cùng kỳ. Vốn góp mua cổ phần đạt 1.6 tỷ USD, giảm 54.4% YoY.
Tổng giải ngân tính tới 20/06/2021 ước tính đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6.8% YoY.
Tình hình đầu tư FDI có phần chững lại sau giai đoạn tăng mạnh vào tháng 3 nhờ dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II, do: 1) Thiếu vốn góp mua cổ phần và 2) Các dự án đăng ký mới trong tháng 6 có quy mô vốn trung bình 6.7 triệu USD, thấp hơn tháng 5 là 10.8 triệu USD. Điểm sáng là vốn FDI giải ngân trong tháng 6 tiếp tục tăng mạnh 26.7% YoY
3. Nhập siêu tháng 6 giảm lại từ khối DN trong nước
- Kim ngạch XNK T6/2021 ước đạt 54 tỷ USD, tăng 24.8% YoY, 0% MoM. Lũy kế 6T2021, XNK ước đạt 316.26 tỷ USD, tăng 31.7% YoY. Trong đó, xuất khẩu đạt 157.45 tỷ USD, tăng 28.2% YoY; nhập khẩu đạt 158.81 tỷ USD, tăng 35.4% YoY. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng nhưng đã chậm lại trong tháng 6 do ảnh hưởng COVID đến sản xuất, điển hình như các ca mới tại các khu công nghiệp.
- Cán cân thương mại T6/2021 ước tính nhập siêu 1.0 tỷ USD, lũy kế 6T2021, nhập siêu 1.36 tỷ USD do khối DN trong nước. Khối này nhập siêu 14.41 tỷ USD trong 6T2021, cao hơn 67.7% YoY. Trong khi đó, khối FDI xuất siêu 13.05 tỷ USD, giảm 7.2% YoY.
- Điểm sáng là trong T6/2021, nhập siêu đã giảm xuống 1 tỷ USD, giảm 50% MoM, nhờ khối DN trong nước nhập siêu 2.16 tỷ USD, giảm 31% MoM, khối FDI tiếp tục xuất siêu1.16 tỷ USD, tăng 2% MoM.
4. CPI tháng 6/2021 tiếp tục tăng theo giá hàng hóa thế giới
- CPI tháng 6/2021 tăng 2.41% YoY, tăng 0.19% MoM. Giao thông tiếp tục là nhóm ngành tăng mạnh nhất +1.07% MoM, +15.54% YoY, do giá dầu thế giới tiếp tục tăng 8% lập đỉnh mới quanh mức 75$, giá xăng dầu trong nước đã tăng khoảng 7% trong tháng 6. Chỉ số giá Nhà ở và vật liệu xây dựng tiếp tục tăng mạnh +0.63% MoM, +4.02% YoY, do giá thép tiếp tục tăng nhẹ.
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số giá giảm -0.13% MoM, -0.33% YoY do sức cầu yếu trong giai đoạn COVID. Nhóm Văn hóa, giải trí, du lịch có chỉ số giá tiếp tục giảm là -0.08% MoM, -0.7% YoY.
- Nhìn chung, các nhóm ngành bị ảnh hưởng bởi giãn cách do COVID có chỉ số giá giảm trong tháng 6, tuy nhiên chỉ giảm nhẹ. 2 nhóm Giao thông (1) và Nhà ở - Vật liệu xây dựng là tiếp tục tăng giá mạnh trong tháng này, mức tăng MoM là cao hơn của tháng 5. Theo đó, chúng tôi cho rằng lạm phát của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng mạnh từ giá hàng hóa quốc tế.
Xem thêm tại: MonthlyReport_0207