Vàng giảm vào thứ Năm, lần đầu tiên trong tháng Tư, mặc dù là ngày thứ ba liên tiếp trong tuần này.
Điều đó dường như phù hợp với thị trường tài chính hiện tại: Đô la Mỹ, thường giao dịch nghịch với kim loại quý này, đã đạt mức cao nhất trong hai năm do Fed dự đinh tăng lãi suất cao hơn, làm cạn kiệt vốn đầu tư vào kim loại màu vàng.
Tương tự, lợi tức trái phiếu Kho bạc tăng đang đảm bảo Fed sẽ thực hiện đúng lời hứa tăng lãi suất, mà ngân hàng trung ương đã báo hiệu có thể là đợt thắt chặt nhanh nhất kể từ năm 2006. Điều đó sẽ khiến các nhà giao dịch thoát ra sự đầu tư vào vàng vốn không sinh ra lợi tức.
Tuy nhiên, đối với tất cả các triển vọng ảm đạm, vàng chỉ thấp hơn 5% so với mức cao nhất vào ngày 8 tháng 3, thấp hơn 3,6% so với mức kỷ lục tháng 8 năm 2020. Vậy tại sao vàng không sụp đổ?
Hai câu chuyện chính hiện đang ủng hộ kim loại quý này- cuộc chiến Nga-Ukraine và sự thiếu niềm tin vào Cục Dự trữ Liên bang.
Fed đã ngày càng trở nên bảo thủ khi chiến tranh tiếp tục làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn nguồn cung toàn cầu, khởi nguồn do COVID, liên tục làm tăng chi phí hàng hóa và vật liệu và làm tăng lạm phát. Nhưng một số người không tin rằng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ có thể thoát khỏi tình trạng lạm phát leo thang vì họ dường như chỉ đuổi theo nó.
Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã chế nhạo các cường quốc phương Tây là yếu kém. Do đó, phương Tây càng phải chịu đựng nhiều thiệt hại kinh tế hơn thì ông Putin càng sẵn sàng hứng chịu những thiệt hại về kinh tế và chính trị của việc gia tăng các lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Vì vậy, nếu rủi ro địa chính trị đang gia tăng và vàng được coi là tài sản trú ẩn an toàn cổ điển, liệu nhu cầu cho kim loại quý này có lớn hơn nữa? Các chỉ số kỹ thuật đang báo hiệu rằng tâm lý có thể sắp được giữ vững.
Vàng đã được giao dịch trong mô hình Tam giác đối xứng — minh họa cho sự bất đồng cơ bản của thị trường giữa cung và cầu. Cả phe mua và bán đều quyết tâm như nhau, mỗi bên đều chiến đấu cho đến khi chúng gặp nhau ở giữa, và cuối cùng là đi ngang. Do đó, kết luận rằng tăng lãi suất sẽ gây áp lực lên vàng là chưa toàn diện.
Chiến lược giao dịch
Các nhà giao dịch bảo thủ nên chờ đợi sự phá ngưỡng kháng cự, theo sau là một động thái quay trở lại thể hiện sự hỗ trợ trước khi thực hiện một vị thế mua.
Các nhà giao dịch có mức rủi ro trung bình cũng sẽ đợi sự hoàn thành của mô hình và đợt điều chỉnh tiếp theo, nhưng để có một điểm vào tốt hơn, mà không cần xác nhận.
Các nhà giao dịch tích cực có thể mua ở vùng dưới cùng của tam giác hoặc trên mức đột phá, tùy thuộc vào phong cách giao dịch của họ. Đương nhiên, họ cũng có thể làm cả hai.
Dưới đây là một ví dụ về một kế hoạch giao dịch hợp lý:
Mẫu giao dịch số 1 - Vị thế mua dưới vùng đáy mô hình
Vào cửa: $ 1,930
Cắt lỗ: $ 1,925
Rủi ro: $5
Target: $ 1,980
Lợi nhuận: $50
Tỷ lệ Rủi ro-Lợi nhuận: 1:10
Mẫu giao dịch số 2 - Vị thế mua khi phá ngưỡng kháng cự
Giá vào: $2.004
Cắt lỗ: $ 1.999
Rủi ro: $5
Mục tiêu: $ 2.054
Lợi nhuận: $50
Tỷ lệ Rủi ro-Lợi nhuận: 1:10