Vàng vừa đối diện với 2 tín hiệu bán ra sau khi USD tiếp tục tăng mạnh trong 2 ngày liên tiếp mà tâm điểm của việc tăng giá dollar hôm nay có lẽ đến từ phiên điều trần trước Quốc hội của Chủ tịch FED Jerome Powell ngày hôm qua. Như vậy, đồng tiền dự trữ toàn cầu chỉ còn cách mức đỉnh trong năm nay của 28/6 0,07%.
USD thường đi ngược lại với vàng vì 2 lý do cơ bản sau:
1. USD thường đi cùng một mức lãi suất trong khi vàng thì không có. Khi thị trường trở nên năng động, lãi suất là tâm điểm thì USD thường tăng giá so với vàng. Và ngược lại, khi mà lãi suất không được chú ý thì vàng lại có ưu thế hơn so với USD.
2. Nhà đầu tư vẫn coi USD là tài sản rủi ro còn vàng thì là tài sản trú ẩn truyền thống.
Tuy nhiên kể từ ngày 12/3 khi cuộc chiến thương mại Mỹ Trung bắt đầu, động lực thị trường truyền thống được mô tả ở trên dường như đã biến mất, khiến nhà đầu tư cảm thấy đắn đo.
Trong khi giá vàng ban đầu đã tăng và đạt đỉnh hồi giữa tháng 5, hiện nó đang giảm 7,5% trong thời gian này. Điều thú vị là, tài sản trú ẩn khác như đồng yen cũng giảm 6,3% cùng lúc.
Nghịch lý là khi mà Tổng thống Mỹ được coi là ngòi nổ cho tranh chấp thương mại, thì USD lại được đánh giá là loại tài sản trú ẩn tối ưu nhất trong khoảng thời gian này - chiếm lấy vị trí của vàng và đồng Yen Nhật. Tình thế tương tự cũng đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, bắt nguồn từ thị trường dưới chuẩn của Mỹ, nhưng giao dịch USD lại đều là những giao dịch an toàn.
Khi mà những nhà đầu tư hiện tại đang đánh giá tiêu cực về vàng, thì trong tuần này, kim loại quý này tạo ra 3 tín hiệu giảm.
Giá cắt dưới đường xu hướng tăng kể từ tháng 11/2015 và đường trung bình động 200 tuần, tạo nên đáy thấp hơn. Nó cũng đã tạo đáy thấp hơn hồi tháng 12 ở mức 1236,59. Tất cả những gì còn lại là một đỉnh thấp hơn mức cao 1366,13 hồi cuối tháng 1.
Tuy nhiên làm thế nào để nhà đầu tư biết khi nào một đỉnh xảy sẽ xảy ra? Cần có bằng chứng về hai sự kiện sau:
- Một phiên tăng, và
- Một phiên giảm đi kèm—hoặc giá có thể ở giữa động thái đó – trước khi hình thành một đỉnh cao hơn.
Hơn nữa, một động thái mới có thể tăng hoặc giảm sẽ phải bù đắp ít nhất 1/3 động thái trước đó. Trong trường hợp này, mức tăng tiếp theo cần bao gồm ít nhất 1/3 mức giảm kể từ tháng 1 và đỉnh ở mức 1366 USD có thể được xem là một phiên điều chỉnh tăng hợp lý, trái ngược với diễn biến vô nghĩa không phản ánh tâm lý chung của thị trường.
Nhưng đây chỉ là một nửa của những gì tạo thành một đỉnh. Nó cũng phải có một phiên giảm đi kèm để có thể “đạt đỉnh” cao hơn.
Một lần nữa, chỉ có một động thái đi xuống bao gồm ít nhất 1/3 mức tăng trước đó sẽ xác nhận độ tin cậy của phiên giảm và dự báo về động lực của thị trường. Điều này chưa xảy ra trong biểu đồ tuần, điều phản ánh trong dài hạn. Tuy nhiên nó đã xảy ra trên biểu đồ ngày, khi giá đạt đỉnh cho thấy sự đảo chiều xu hướng trung hạn.
Do đó, trong khi chúng ta chưa có tín hiệu đảo chiều dài hạn chính thức, chúng ta đã có tín hiệu giảm giá.
Chiến lược giao dịch
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ một đỉnh thứ hai thấp hơn để hoàn thành xu hướng đảo chiều chính thức.
Nhà đầu tư trung bình có thể thoả mãn với bằng chứng về việc phá vỡ đường xu hướng tăng và đường 200 WMA từ hỗ trợ thành kháng cự, dấu hiệu tâm lý thị trường đảo chiều với ít nhất 1 cây nến dài màu đỏ đi theo một phiên tăng lên đường xu hướng tăng hoặc đường 200 WMA.
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể bán ngay bây giờ miễn là họ có chiến lược quản lý vón hợp lý, đảm bảo tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận ở mức 1:3, dừa vào các đường hỗ trợ và kháng cự - mức giá khi nhu cầu và nguồn cung đạt kỳ vọng.