USD tiếp tục tăng trong bối cảnh không chắc chắn về địa chính trị gia tăng, khi các nhà đầu tư càng xem xét đồng bạc xanh như một giao dịch cho mọi mùa.
Kể từ khi căng thẳng thương mại diễn ra lần đầu tiên ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu vào tháng 3, nhà đầu tư đã ngay lập tức chuyển sang đầu tư vào USD như một loại tài sản vừa ẩn náu vừa tăng trưởng trong khi giảm yen, franc Thuỵ Sỹ và vàng.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất thế giới kể từ năm 1929 vào năm 2008, nhà đầu tư toàn cầu đã phần nào đối chọi lại bằng cách chuyển dòng vốn của họ sang các loại tài sản Mỹ và khi đó khiến giá trị tăng mạnh. Trong tình huống đó, Yen, franc thuỵ sỹ và vàng đều đồng loạt giảm cho thấy nhà đầu tư tin tưởng ở nền kinh tế, chế độ chính trị và quân sự ổn định tại Mỹ hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Và dường như điều này đang lập lại trong tình thế hiện tại.
Khi mà nền kinh tế của Trung Quốc và Châu Âu đều cho thấy những dấu hiệu chậm lại khiến cho họ buộc phải nghĩ đến các giải pháp như tăng lãi suất, thì trái ngược lại, các chỉ số của Mỹ đều cho thấy một sự tăng trưởng ổn định. Căn cứ vào đó, Fed có thể tiếp tục theo sát kế hoạch thắt chặt ban đầu của họ. Chính điểm khác biệt lớn giữa mức lãi suất này khiến đồng USD càng trở nên được ưa chuộng. Vậy, yếu tố địa chính trị sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến USD như thế nào nữa?
USD đã có một phiên bứt phá trong kênh tam giác tăng, một mô hình được hình thành khi mà lượng cầu đang hấp thụ hết tất cả nguồn cung sẵn có trong ranh giới và sẵn sàng trả giá cao hơn để tìm thêm nguồn bán.
Chiến lược giao dịch
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ giá tăng 3% nhằm tránh một bẫy tăng. Cho đến nay, giá mới chỉ thoả mãn 1% yêu cầu của các nhà đầu tư mạo hiểm. Họ có thể chờ đợi một động thái quay trở lại để kiểm nghiệm tính chính xác của mô hình – cho thấy người mua đang cao hơn bán – với ít nhất một cây nến dài màu xanh hấp thụ toàn bộ cân nến đỏ phía trước hoặc một cây nến nhỏ hơn ở bất kỳ màu nào.
Ví dụ về một giao dịch
- Điểm mua: 95,50, sau khi tăng 3% lên ngưỡng 98,36.
- Cắt lỗ: 95,00, ngưỡng tâm lý
- Rủi ro: 50 điểm
- Giá mục tiêu: 98,80 dựa vào đỉnh mô hình
- Lợi nhuận: 380 điểm
- Tỷ lệ Rủi ro – Lợi nhuận: 1:7
Nhà đầu tư trung bình có thể tạm hài lòng với mức tăng 2%. Họ có thể chờ đợi một động thái quay trở lại để có điểm mua vào tốt hơn, nhưng không nhất thiết phải kiểm nghiệm lại độ chính xác của mô hình.
Ví dụ về một giao dịch
- Điểm mua: 95,50 sau khi tăng 2% tới 97,4
- Cắt lỗ: 95,00 ngưỡng tâm lý
- Rủi ro: 50 điểm
- Mục tiêu: 98,80 dựa theo đỉnh mô hình
- Lợi nhuận: 380 điểm
- Tỷ lệ Rủi ro – Lợi nhuận: 1:7
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể tham gia thị trường ngay bây giờ với mức giá hiện tại miễn là họ chấp nhận một mức cắt lỗ ở dưới đỉnh của tam giác hoặc chấp nhận với rủi ro tiềm ẩn trong danh mục quản lý của họ.
Ví dụ về một giao dịch
- Điểm mua: 95,50 sau khi tăng 1% lên 96,45
- Cắt lỗ: 95,00 ngưỡng tâm lý
- Rủi ro: 50 điểm
- Mục tiêu: 98,80 dựa vào đỉnh mô hình
- Lợi nhuận: 380 điểm
- Tỷ lệ Rủi ro – Lợi nhuận: 1:7
Lưu ý rằng tất cả mục tiêu, cắt lỗ và tỷ lệ rủi ro – lợi nhuận là giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất giữa các ngưỡng rủi ro là xác nhận của nhà đầu tư.