Hôm qua, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng Mỹ không còn cần nới lỏng chính sách nữa. Ông cho rằng Mỹ “còn một chặng đường dài đến trung lập” về lãi suất, cho thấy vẫn còn dư địa để tăng lãi suất. Nhà đầu tư ngay lập tức bán phá giá cổ phiếu phòng thủ và tài sản nước ngoài nhằm ủng hộ tài sản của Mỹ, đẩy USD tăng phiên thứ 6 liên tiếp với tổng mức tăng hơn 2%. Hôm nay, chỉ số USD đã giảm lợi nhuận, giảm khoảng 0,15% do nhà đầu tư đã bắt đầu chốt lời.
Nhìn chung, USD cần chứng minh nó vẫn đang trong xu hướng tăng, tăng lên trên ngưỡng 97,00, đỉnh đạt được vào ngày 15/8. Trong khi đó, vàng vẫn đi ngang trong xu hướng giảm, kể từ cuối tháng 8.
Lưu ý rằng trong khi vàng giảm từ ngưỡng cao ngày thứ 3 ở mức $1208,31 và không giảm dưới đường xu hướng tăng trong ngắn hạn kể từ ngày 28/9, chỉ báo RSI thì có, cho thấy động lực đang đảo chiều về đáy của kênh. Chỉ báo MACD cũng đưa ra tín hiệu bán, với đường MA ngắn hơn (màu xanh da trời) đang cắt dưới đường MA nhanh hơn (màu đỏ) do dữ liệu giá gần đây đang suy yếu so với thông tin cũ.
Chiến lược giao dịch - Thiết lập vị thế Bán
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ phiên bứt phá rõ ràng và đứng ngoài thị trường
Nhà đầu tư trung bình có thể chờ đường xu hướng tăng ngắn hạn kể từ ngày 28/9 bị phá vỡ cùng với một động thái trở lại để kiểm nghiệm xu hướng tăng đó.
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể bán ngay bây giờ, phụ thuộc vào đường kháng cự ngày thứ 3 và chỉ báo MACD và RSI, cũng như sức mạnh của USD. Tuy nhiên, phiên đóng cửa dưới đường xu hướng tăng sẽ giảm rủi ro.
Ví dụ về giao dịch trung bình:
- Điểm vào: $1,208
- Cắt lỗ: $1,2012, đường kháng cự ở đỉnh kênh
- Rủi ro: $4.00
- Mục tiêu: 1,180, đường hỗ trợ ở đáy kênh
- Lợi nhuận: $28
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:7
Ví dụ về giao dịch mạo hiểm:
- Điểm vào: 1,200 – ngưỡng tâm lý
- Cắt lỗ: $1,202
- Rủi ro: $2.00
- Mục tiêu: 1,180, đường hỗ trợ ở đáy kênh
- Lợi nhuận: $20
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:10