Ngày 28/3, chúng tôi tự hỏi xem liệu sự thống trị của thị trường ngoại hối USD đã kết thúc chưa. 02 sự kiện được chúng tôi trích dẫn sau đây có thể sẽ làm giảm sức mạnh của USD với vị trị là đồng tiền dự trữ toàn cầu: nhiều ngân hàng trung ương đã chuyển dự trữ từ USD sang euro, và Trung Quốc phát hành các hợp đồng tương lai dầu mỏ bằng nhân dân tệ.
Việc Trung Quốc phát hành hợp đồng tương lai dầu bằng Nhân Dân Tệ được đánh giá sẽ khiến cho nhiều khoản đầu tư giá trị sẽ được chuyển từ USD sang Nhân dân Tệ. Trung Quốc không chỉ là cường quốc kinh tế số 2 với chỉ số tăng trưởng gấp đôi só với Mỹ (GDP quý I tăng 6.8% so với cùng kỳ năm 2017); hơn thế nữa Trung Quốc còn là thị trường tiệu thủ dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá tương lai báo cáo trong ngày thứ 6 rằng quỹ đầu tư mạo hiểm tăng vị thế bán ròng đô la mạnh nhất kể từ tháng 8/2011.
Lý do gì khiến tâm lý nhà đầu tư tiêu cực với USD như vậy? Nếu có, USD đáng lẽ phải tăng giá do nhận được xếp hạng AAA từ Fitch trong tuần trước.
Có thể bài báo trên trang Washington Post về Cựu chủ tịch Fed Yellen và những nhà kinh tế khác Chủ nhật tuần trước đã tạo ra tâm lý tiêu cực đối với đồng USD. Tác giả của bài viết cảnh báo rằng những cắt giảm thuế gần đây đã đưa tin sai thời điểm. Đó là do Mỹ hiện đang ở mức hoặc gần mức đầy đủ việc làm và đã chứng minh tăng trưởng kinh tế nhất quán, không cần động lực tăng nữa.
Bây giờ mũi tên đã trúng đích, không còn thông tin gì trong trường hợp có suy thoái kinh tế. Thêm vào đó, việc cắt giảm thuế sẽ làm tăng nợ công, thêm 1,6 nghìn tỷ vào thâm hụt trong thập kỷ tới.
Hơn nữa, một số lỗ hổng trong logic của Fitch cũng có thể tạo ra tâm lý tiêu cực này. Trong báo cáo của họ, Fitch cảnh báo rằng “triển vọng đối với tài chính công khá u ám từ cuộc họp lần trước”. Nếu điều này xảy ra, tại sao tổ chức đánh giá tín nhiệm này vẫn giữ xếp hạng AAA cho Mỹ?
Họ tuyên bố rằng Mỹ có mức “chịu đựng khoản nợ” cao nhất do USD là loại ngoại tệ dự trữ toàn cầu. Tuy nhiên, lý do này cho thấy vấn đề hiện nay là các ngân hàng trung ương khác nhau đang thay đổi tỷ lệ dự trữ ngoại tệ của họ, đồng thời Trung Quốc cũng mới công bố hợp đồng tương lai dầu mỏ bằng nhân dân tệ. Hai yếu tố này có thể xoá bỏ điều mà Fitch đang tin tưởng để bù đắp cho khoản nợ công đang gia tăng.
Vào ngày 28/3, chúng tôi côgn bố biểu đồ tuần cho thấy mô hình tam giác cân. Chúng tôi có thể có đánh giá tốt hơn đối với kết quả của sự bứt phá của cặp EUR/USD đối với mô hình tam giá cân ở biểu đồ trên. Nó sẽ có một đợt bứt phá tăng điểm lên kênh giảm hồi tháng 7/2008, khi thế giới mua USD như là tài sản trú ẩn.
Trong khi phát triển tam giác cân đó, đường MA 50 tuần vượt lên trên đường MA 200 tuần, tạo thành một chữ thập vàng hàng tuần. Đường MA 100 tuần cũng đang tăng lên. Nếu giá vượt khỏi kênh giảm, nó dự báo xu hướng tăng giá của đồng euro, làm cho đồng USD giảm mạnh.