Chỉ số S&P 500 Index mặc dù giảm 3,09% trong phiên hôm qua với tổng mức giảm 8,8% trong tháng 10, nhưng vẫn nằm trong xu hướng tăng dài hạn. Xu hướng tăng này sẽ tiếp tục miễn là chỉ số nằm trên ngưỡng 2500, đáy trước trong xu hướng dài hạn trong tháng 2.
Tuy nhiên, trong trung hạn, chỉ số đã bước vào một xu hướng giảm, sau khi đã giảm xuống dưới đường xu hướng tăng trung hạn, kể từ đợt điều chỉnh trước đó vào tháng 2/2016, cũng nưh đường 200 DMA, đáy ngày hôm qua, thấp hơn đáy trước ngày 11/10 ở ngưỡng 2710,51.
Điều này có nghĩa là trong vài tuần tới, có thể có nhiều phiên giảm hơn. Nói cách khác, việc bán khống chỉ số S&P 500 theo hướng của động lực là chiến lược sẽ gặt hái lợi nhuận tốt hơn so với việc mua vào khi giá giảm. Đây là chiến lược cho đến khi chỉ số đạt ngưỡng 2500 hoặc tạo đáy.
Giai đoạn tích luỹ từ 11-22/10 trong mô hình cờ hiệu được xem là mô hình tiếp tục, và do đó giảm sau khi giảm từ mức cao 2940. Nó dự kiến sẽ tiếp tục động thái này với mức giảm 200 điểm.
Do đó mục tiêu tiếp theo sẽ là ngưỡng 2750, sau đó là 2550, chỉ ngay trên đáy ngày 18/2 là 2532. Mô hình này sẽ gồm một động thái quay trở lại khi thị trường kiểm nghiệm lại xu hướng, trước khi đạt được mục tiêu.
Chiến lược giao dịch
Nhà đầu tư bảo thủ nên chờ đợi xu hướng trung hạn haowjc dài hạn
Nhà đầu tư trung bình nên bán khi có động thái trở lại ngưỡng 2760 và chờ xác nhận tính chân thực của mô hình với ít nhất một cây nến dài màu đỏ cùng một cây nến màu xanh hoặc một cây nến nhỏ bất kỳ màu nào.
Ví dụ giao dịch:
- Điểm vào: 2,750
- Cắt lỗ: 2,780
- Rủi ro: 30 điểm
- Mục tiêu: 2,600
- Lợi nhuận: 150 điểm
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:3
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể bán ngay sau khi hồi phục với một ngưỡn cắt lỗ miễn là họ chấp nhận khả năng bị thua lỗ. Một ngưỡng cắt lỗ trên đường kháng cự của mô hình sẽ đưa ra mức tỷ lệ kém hấp dẫn hơn so với ngưỡng hỗ trợ hồi tháng 2.
Ví dụ giao dịch:
- Điểm vào: 2,700
- Cắt lỗ: 2,720
- Rủi ro: 20 điểm
- Mục tiêu: 2,560
- Lợi nhuận: 100 điểm
- Tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận: 1:5