Tuần vừa qua, yen đã giảm mất 1,75% đây là mức giảm sâu nhất trong vòng 10 tháng vừa rồi. Tại sao đồng Yen Nhật lại ngày càng thấp, thậm chí cả khi so với đồng USD đang suy yếu gần đây? Khi mà không có một bằng chứng cụ thể nào có thể coi là tác động chính, thì dường như mọi suy đoán đang dồn về phía tâm lý thị trường trong quá trình chuyển dịch cán cân cung cầu.
Liệu chăng, cặp USD/JPY đang giảm cho thấy tâm lý của nhà đầu tư đang dần chuyển từ lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu sang các loại tài sản rủi ro? Có thể nhận thấy mức chênh lệch lãi suất ngày càng tăng khiến cho đồng dollar trở nên hấp dẫn hơn đồng Yen cũng có thể coi là một chất xúc tác cho xu hướng giảm của đồng Yên - khi mà rủi ro về lãi suất trái phiếu không thực tế đang dần bao phủ độ an toàn của đồng tiền này.
Tuy nhiên, thực tế rằng khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và Nhật không hiện hữu rõ ràng trong tuần vừa rồi cho thấy khó có thể có một nguyên nhân cụ thể độc lập nào là lời giải đáp xác đáng nhất cho động thái của giá tiền. Dường như, nếu có thì đó sẽ là một sự kết hợp giữa yếu tố chính trị và kinh tế đang tác động lên đồng Yên Nhật.
Cặp USD/JPY đã được giao dịch trong một kênh tích luỹ kể từ 22/5 đến 29/6. Điều này cho thấy giá không đạt được mức cao hoặc mức thấp mới.
Mô hình này là tam giác đối xứng, trong đó người mua liên tục mua giá cao hơn ngay cả khi người bán đặt giá bán thấp, hình thành sự hội tụ các mức thấp cao hơn và các mức cao thấp hơn. Cú bứt phá tăng cho thấy có sự dịch chuyển trong cán cân cung-cầu, do người mua đã hấp thụ hoàn toàn nguồn cung sẵn có trong giai đoạn tích luỹ. Lúc này, nười mua tiếp tục đặt giá mua cao hơn để tìm kiếm những người bán mới. Xu hướng tăng này đã xác định rõ đường viền của mô hình, tạo ra các mức cắt lỗ đối với bên bán và điểm vào đối với bên mua, làm tăng nhu cầu và đẩy giá cao hơn.
Nghiên cứu phân tích kỹ thuật được thực hiện bằng cách áp dụng các quy tắc bằng chứng. Khi các yếu tố khác nhau cùng một hướng, nó được coi là những chỉ báo đáng tin cậy. Do đó chúng tôi cho rằng đây là một xu hướng tăng, hình thành mô hình cờ. Điều này đặc biệt quan trọng do nó gồm một số tín hiệu kỹ thuật khác tạo nên một bức tranh rõ ràng.
Mô hình cờ hình thành ngay bên dưới một đường xu hướng giảm kể từ tháng 6/2015, cho thấy tầm quan trọng của vị trí này trên bản đồ kỹ thuật, tạo ra một cuộc chiến giữa bên mua và bên bán, Phiên bứt phá ra khỏi mô hình cờ sẽ sớm theo sau bởi một đường cắt ngang trên đường xu hướng giảm trong 3 năm, khi bên mua giữ giá cao hơn để tìm thấy người bán sẵn sàng mua ở mức này.
Đường 50 DMA (mày xanh lá cây) cắt trên đường 200 DMA (màu đỏ) cùng với đường giá cắt trên đường xu hướng giảm dài hạn, hình thành chữ thập vàng (Golden Cross), mô hình chỉ xảy ra khi dữ liệu giá gần đây vượt trội so với mức trung bình dài hạn. Lưu ý rằng, đường 50 và đường 100 DMA đã trượt chính xác qua đỉnh tam giác, khiến mô hình có cảm giác hơi kỳ lạ. Liệu đây có phải là một điềm báo đối với đồng Yên?
Chiến lược giao dịch - Thiết lập vị thế Mua
Nhà đầu tư bảo thủ có thể chờ một phiên điều chỉnh để xác nhận xu hướng giảm trong 3 năm, đường kháng cự trước đó đã trở thành đường hỗ trợ, dấu hiệu cho thấy tâm lý thị trường dài hạn đã thay đổi.
Nhà đầu tư trung bình có thể chờ một phiên điều hỉnh để có điểm vào tốt hơn nhưng không cần thiết xác nhận đường hỗ trợ.
Nhà đầu tư mạo hiểm có thể tham gia thị trường bất kỳ lúc nào miễn là họ có kế hoạch quản lý vốn tốt và đạt được tỷ lệ rủi ro-lợi nhuận tối thiểu là 1:3