Theo bạn USD sẽ tăng hay giảm? Kể cả khi bạn không đưa ra được câu trả lời thì cũng không có gì lạ cả vì thậm chí kể cả chuyên gia cũng khó thể đưa ra đoán định.
David Bloom - Chiến lược gia trưởng về tiền tệ của HSBC cho rằng “Khó có gì cản được đồng USD tăng giá”. Vị chuyên gia này khẳng định dựa trên những phân tích của ông về việc FED nâng lãi suất song hành cùng một nền kinh tế khỏe mạnh, trong khi đó những ngân hàng trung ương khác lại không có những yếu tố để đi theo con đường của Mỹ.
Ngược lại, đa số các nhà phân tích theo điều tra của Reuters tỏ ra tự tin với việc đồng dollar chỉ tăng trong tạm thời và sẽ kết thúc sớm. Gần 60% trong số 60 chuyên gia được khảo sát, chính xác là 35 người tin rằng đợt tăng này của đồng bạc xanh sẽ kết thúc trong vòng 3 tháng; 10 người khác thì dám cược là sẽ kết thúc sớm hơn chỉ trong vòng 1 tháng.
Đâu là cơ sở cho phân tích của họ? Cũng tương tự như với Bloom, tuy nhiên cách lý giải cho số liệu của các nhà phân tích và Bloom là trái ngược nhau.
Không giống như Bloom, hầu hết các nhà phân tích đều tin tưởng rằng những ngân hàng trung ương khác đều có các động thái kiểm soát lãi suất tương tự như Mỹ. Và cũng chỉ trong ngày hôm qua, kinh tế gia trưởng của ECB Peter Praet nói rằng ECB sẽ đưa ra thông báo trong cuộc gặp tới rằng chương tình nới lỏng định lượng của EU sẽ kết thúc vì lạm phát đang đi đúng hướng.
Nhóm này coi rủi ro là một hiện tượng thị trường chưa sẵn sàng đổ tiền vào, do vậy khi các ngân hàng trung ương khác thắt chặt chính sách tiền tệ thì dollar sẽ giảm giá.
Đây là một câu hỏi hóc búa đối với nhà đầu tư mới. Đối với những người trong ngành, các biểu đồ kỹ thuật có thể giúp phân tích cung-cầu nhằm đưa ra một vị thế có xác suất sinh ời cao.
USD đã tăng 6% từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5. Với mức tăng 2% trong 3 tháng, đây là một diễn biến đáng kể. Nhà đầu tư đơn thuần sẽ tự hỏi liệu họ có đang đi quá xa quá nhanh hay không.
Chúng tôi đang trong phiên giao dịch thứ 8 của giai đoạn tích luỹ. Đó là khi các nhà đầu tư chốt lời và cân nhắc về động thái tiếp theo của họ. Trong trường hợp thích hợp, nó cho phép những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Những người mới thì có thể chấp nhận mức giá cao hơn.
Đó được coi là của mô hình tiếp diễn, giống như mô hình falling flag đã được hình thành trong hơn 2 tuần trước. Một cú bứt phá tăng điểm sẽ báo hiệu cho các nhà đầu tư đang chờ đợi thị trường bỏ phiếu: giá đang tăng cao hơn. Tuy nhiên, thay vào đó ngày hôm nay, giá đang đoạ sẽ phá vỡ xu hướng giảm. Điều đó sẽ tạo ra thất bại của mô hình, nghĩa là động lực thị trường đã đảo ngược.
Trong quá trình hình thành cờ, đường 50 DMA (màu xanh lá cây) cắt trên đường 200 DMA (màu đỏ), hình thành một “chữ thập vàng” tăng giá, cho thấy giá đang tăng. Tuy nhiên, cả đường MACD và đường RSI đã cho tín hiệu bán, như vậy cả hai chỉ số so sánh giá ngắn hơn và động lực đều đã bị phá vỡ.
Vậy làm thế nào để tiếp tục? Điều này đòi hỏi sự kiên nhẫn và phán đoán. Không may, điều thứ 2 phải được hình thành từ kinh nghiệm, và phải mất một thời gian có được nó. Bây giờ là cuộc chơi chờ đợi. Chúng ta sẽ chờ đợi xu hướng tăng.
Nếu một cây nến dài, đầy đủ ở phía dưới của mô hình xuất hiện, mô hình sẽ thất bại, và chúng ta nên dừng lỗ. Nhiều nhà đầu tư, khi thoát khỏi vị thế sẽ giảm cầu khiến bên bán có con đường rộng để đẩy giá xuống thấp hơn. Vị thế mua trước đó sẽ nhảy lên con sóng, và như vậy càng đẩy giá xuống thấp.
Hoặc một phiên đột phá với ít nhất cây nến dài đầy đủ sẽ cho thấy triển vọng giá tăng. Như vậy, những người buộc bên bán phải mua lại cổ phiếu sẽ củng cố thêm cho bên mua. Phần còn lại sẽ đi theo. Vậy bây giờ nên như thế nào?
Với các động lực về cơ bản như những chuyên gia bên trên đã chia sẻ, rõ ràng không có sự đồng thuận đáng tin cậy nào. Tuy nhiên, những điều tốt đẹp sẽ đến với nhà đầu tư biết chờ đợi tín hiệu phù hợp.