Giai đoạn thử nghiệm 5G của các nhà khai thác di động Việt Nam như Viettel, MobiFone và Vinaphone đã hoàn thành trong tháng 3 và tháng 4 năm 2020 và dự tính sẽ đi vào giai đoạn ra mắt. Trước đó, do các ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 mà việc đưa Công nghệ 5G rộng rãi ở Việt Nam đã bị trì hoãn. Trên thực tế, Viettel đã lên kế hoạch triển khai dịch vụ 5G của mình trong Giải đua xe Công thức 1 Việt Nam tại Hà Nội bao gồm cho cả mục đích dùng 5G xây dựng cho cơ sở hạ tầng và ứng dụng. Điều này có nghĩa là Viettel đã sẵn sàng triển khai công nghệ thực tế ảo trong sự kiện Grand Prix – điều này chắc chắn sẽ gây hứng thú cho những người mong chờ công nghệ này.
Thế giới ngạc nhiên khi Việt Nam tuyên bố làm chủ công nghệ 5G
Hồi đầu năm nay, nhiều chuyên gia công nghệ đã tỏ ra ngạc nhiên khi Viettel tuyên bố chính thức làm chủ công nghệ 5G. Họ cho rằng chi phí nghiên cứu cao và quyền sở hữu đối với các bằng sáng chế quan trọng khiến điều này không dễ dàng.
Dù vậy Viettel đã đưa ra thông cáo báo chí rằng họ là nhà cung ứng thứ sáu trên thế giới sản xuất thiết bị này [và là] nhà điều hành duy nhất có khả năng tự sản xuất thiết bị cho mạng lưới của mình
"Hiện nay, năm công ty đã thành công trong việc cung cấp các thiết bị mạng lưới 5G gồm có Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE," hãng nói thêm trong thông cáo báo chí.
Hầu hết các nước Đông Nam Á sử dụng thiết bị 5G của Huawei. Tuy nhiên, lãnh đạo Viettel, Thiếu Tướng Lê Đăng Dũng nói ông quan ngại về các báo cáo theo đó nói "không an toàn khi sử dụng Huawei", dù ông nói thêm rằng nếu nhận được "thông tin thuận lợi" về hãng viễn thông của Trung Quốc trong tương lai thì ông sẽ cân nhắc lại vấn đề.
Bí quyết đằng sau tốc độ triển khai 5G thần tốc
Chị phí triển khai công nghệ 5G khá cao đối với Việt Nam (1,5-2,5 tỷ USD mỗi năm, theo ước tính của ATKearney), vì thế chính phủ Việt Nam đã đề nghị các nhà khai thác di động hợp tác với nhau để giảm thiểu chi phí triển khai.
Vào tháng 6 năm 2020, VNPT, Viettel, MobiFone và Gtel đã ký thỏa thuận hợp tác về chia sẻ mạng. Các thỏa thuận hợp tác này không chỉ giới hạn ở việc chia sẻ mạng thụ động cho cơ sở hạ tầng phi điện tử, mà còn cho chia sẻ mạng tích cực, tức là xây dựng các trạm thu phát sóng di động (BTS).
Để có được ý tưởng về cách thức hoạt động của nó, 4 nhà khai thác này chia sẻ 1300 thiết bị BTS của họ để tối đa hóa phạm vi thu phát sóng 5G và việc sắp xếp như vậy sẽ tiết kiệm gần 5 triệu USD mỗi năm.
Tuy nhiên, đây chỉ là một bước đầu tiên. Có thể nói rằng để việc cắt giảm chi phí hiệu quả hơn nữa, các nhà khai thác di động có thể cần phải chia sẻ thêm các yếu tố hoạt động khác, như bộ điều khiển mạng vô tuyến hoặc các tài nguyên chiến lược khác để tối ưu hóa chi phí triển khai. Do việc triển khai chia sẻ mạng đã được tiến hành, chúng tôi có thể hy vọng việc ra mắt chính thức 5G tại Việt Nam sẽ diễn ra vào cuối năm 2020, trước khi các nhà sản xuất điện thoại di động dẫn đầu là Apple (NASDAQ:AAPL), Samsung… giới thiệu thiết bị cầm tay hỗ trợ 5G của họ. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất địa phương như Vinsmart cũng sẽ bước vào cuộc cạnh tranh công nghệ khốc liệt, tạo ra một không gian cạnh tranh phong phú thúc đẩy sự đổi mới từng ngày cho công nghệ 5G còn non trẻ.