Thị trường tiền tệ ngày 18/4
Viết bởi Kathy Liên, Giám đốc điều hành Chiến lược ngoại hối Công ty quản lý tài sản BK
Doanh số bán lẻ Mỹ tăng, tín hiệu cho USD
Báo cáo kinh tế Mỹ sáng thứ Năm tăng vượt kỳ vọng, dấy lên niềm lạc quan trên khắp thị trường, theo khảo sát của Bloomberg. Chi tiêu tiêu dùng tăng 1,6% trong tháng 3, tăng trưởng với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 9/2017. Dự báo chỉ ở mức 1% và dự báo cao nhất cũng chỉ 1,3%. Đó là nhờ giá gas tăng mạnh nhưng ngoại trừ mua ô tô và gas, nhu cầu vẫn ở mức cao. Kết quả tháng trước cũng được điều chỉnh tăng do người tiêu dùng chi tiêu trở lại sau việc Chính phủ đóng cửa và nhu cầu được hỗ trợ nhờ thị trường lao động tốt, tiền lương tăng và diễn biến chứng khoán tích cực. Thời gian tới, chỉ số chi tiêu tiêu dùng sẽ tốt do trợ cấp thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong 50 năm. Số liệu này cho thấy tăng trưởng chậm lại vào đầu năm chỉ là tạm thời và nếu đà tăng tiếp tục, Fed có thể cân nhắc tăng lãi suất vào cuối năm.
Không may rằng, các báo cáo kinh tế này không đủ tốt đối với cặp USD/JPY. Thay vì tăng, cặp này bị bán mạnh sau khi dữ liệu được công bố. Một phần do ngưỡng kháng cự mạnh 112 và lực chốt lời trước kỳ nghỉ lễ Phục sinh, nhưng lãi suất trái phiếu Mỹ cũng giảm ngày thứ Năm, cho thấy nhà đầu tư trái phiếu không bị ấn tượng trước kết quả doanh số bán lẻ. Điều này có thể do họ không tin rằng kết quả tốt trong 1 tháng sẽ làm thay đổi triển vọng của ngân hàng trung ương. Các nhà hoạch định chính sách nhận ra sức mạnh của thị trường lao động cùng chi tiêu hồi phục. Quan ngại chính là tăng trưởng trên diện rộng và thương mại - 2 vấn đề tạo ra rủi ro nghiêm trọng đối với Mỹ và nền kinh tế toàn cầu. Thị trường Mỹ đóng cửa ngày thứ Sáu và hầu hết các thị trường khác đóng cửa ngày thứ Sáu và thứ Hai. Chúng tôi không kỳ vọng dữ liệu thị trường việc làm và cấp phép xây dựng ngày thứ Sáu sẽ ảnh hưởng đến đồng bạc xanh. Nếu cặp USD/JPY không thể vượt ngưỡng 112 nhờ dữ liệu tốt như vậy, khả năng đó trong ngày thứ Sáu và thứ Hai là rất thấp.
Trong khi USD giảm so với yên Nhật, nhưng tăng so với các loại tiền tệ chính khác. Thị trường Mỹ diễn biến trái chiều với chỉ số Dow tăng và chỉ số S&P 500 giảm, động thái này không thể do tâm lý tránh rủi ro. Đồng euro giảm do chỉ số PMI giảm. Theo Boris Schlossberg, chỉ số PMI sản xuất khu vực Châu Âu giảm từ 48,1 xuống 47,8. Theo Markit, “Lượng công việc còn lại giảm lần thứ 4 trong vòng 5 tháng qua và vẫn chưa tăng kể từ tháng 11. Lượng công việc giảm thấp hơn cả tháng 3, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2014. Điểm sáng duy nhất trong báo cáo là chỉ số PMI dịch vụ Đức hồi phục, bù đắp việc hoạt động sản xuất suy yếu. Rất khó để tưởng tượng rằng hoạt động sản xuất của Châu Âu sẽ sớm hồi phục, niềm hy vọng lớn nhất về tăng trưởng của khu vực là ngành dịch vụ, khi nhu cầu ngày càng ổn định và thậm chí mạnh hơn".
Trên thị trường khác, dữ liệu thị trường Canada, Úc và Anh cũng vượt kỳ vọng nhưng CAD, AUD và GBP không thu hút được nhiều lực mua. Canada báo cáo tăng trưởng doanh số bán lẻ đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2018, điều khá tích cực đối với CAD, đặc biệt khi kết hợp với báo cáo lạm phát và thương mại nhưng tiền tệ hầu như không tăng. Giá đang tích luỹ ở kênh 1,3280-1,34 trong tháng này, lý do duy nhất để bứt phá là thông báo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Bank of Canada tuần tới. Một phần lý do tại sao CAD không phản ứng đối với dữ liệu tích cực như này là do nhà đầu tư lo lắng rằng thông tin đó chưa đủ tốt để giảm âu lo của ngân hàng trung ương.
Cặp GBP/USD giảm dưới ngưỡng 1,30 dù doanh số bán lẻ tăng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng chi tiêu giảm nhưng doanh số bán lẻ tăng 1,1%. Hầu hết các mức tăng này là do mua sắm trực tuyến, bất ổn Brexit không có nhiều ảnh hưởng đối với nhu cầu tiêu dùng. Doanh số bán lẻ tăng tháng thứ 3 liên tiếp, nhà đầu tư Bảng cũng đã làm lu mờ dữ liệu. Thị trường lao động Úc cũng tốt lên khi nền kinh tế nước này thêm 25K việc làm trong tháng 3. Tăng trưởng việc làm trong tháng 2 điều chỉnh tăng. Nhưng giống cặp GBP/USD, cặp AUD/USD không vượt được đường SMA 200 ngày và giảm trong phiên New York.