Thị trường ngoại hối ngày 21/2/2019
Viết bởi Kathy Liên, Giám đốc điều hành Chiến lược ngoại hối Công ty quản lý tài sản BK
Câu chuyện lớn nhất hôm thứ Năm trên thị trường ngoại hối là sự đảo chiều mạnh mẽ về việc Đô la Úc và Đô la New Zealand giảm mạnh. Động thái này được thúc đẩy hoàn toàn nhờ sự quan tâm của thị trường đối với AUD vì không có dữ liệu hoặc tin tức từ New Zealand. Ban đầu, các nhà đầu tư AUD đã rất ngạc nhiên vì dữ liệu thị trường lao động cho thấy việc tuyển dụng khá ổn định vào đầu năm. Hơn 39 nghìn việc làm đã được tạo ra trong tháng 1 với công việc toàn thời gian tăng ở tốc độ mạnh nhất trong gần 2 năm. Tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức thấp trong 7 năm là 5%. Thật không may ngay sau đó, Westpac cho biết Ngân hàng Dự trữ có thể giảm lãi suất hai lần trong năm nay. Họ cảm thấy rằng tình hình tăng trưởng thấp hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn sẽ buộc RBA trả lời vào tháng 8 và tháng 11 năm nay. Mặc dù chắc chắn, RBA sẽ không thay đổi lãi suất trong năm nay, nhưng vẫn còn quá sớm để khẳng định vì chúng tôi cho rằng nới lỏng 2 vòng là cần thiết vì thoả thuận thương mại Mỹ - Trung trong tương lai sẽ hỗ trợ tăng trưởng Úc.
Thay vào đó, điều thực sự dập tắt đà tăng của AUD là quyết định của Trung Quốc về việc cấm nhập khẩu than Úc vào cảng phía bắc Đại Liên. Đây không chỉ là một cú hích lớn (2% tổng số than nhập khẩu của Úc là chở đến Đại Liên) cho ngành công nghiệp mà Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn với Úc sau khi họ cấm Huawei ra khỏi mạng 5G vào năm ngoái. Cặp AUD/USD đã mất hơn một cent vào Thứ năm trước diễn biến này và cặp này cũng đang giao dịch dưới tất cả các đường trung bình chính, ngưỡng cản tiếp theo có thể dưới 70 cent. Thống đốc RBA Lowe dự kiến sẽ phát biểu vào chiều thứ Năm và ông không có gì để hỗ trợ AUD. Đô la New Zealand giảm cùng với AUD và có thể giảm xuống 0,6740.
Cặp USD/CAD đã tăng trở lại lần đầu tiên trong 5 ngày giao dịch với giá dầu giảm và thị trường chứng khoán cũng giảm. Đô la Canada là tâm điểm ngày thứ Sáu với doanh số bán lẻ dự kiến sẽ phát hành. Tăng trưởng việc làm mạnh mẽ vào tháng trước và doanh số bán buôn tăng, chúng tôi hy vọng CAD sẽ phục hồi vào tháng 12. Mặc dù chứng khoán Mỹ giảm, đồng bạc xanh không bị ảnh hưởng do dữ liệu Mỹ giảm. Hoạt động sản xuất ở khu vực Philadelphia giảm lần đầu tiên kể từ tháng 5/2016, hàng hóa lâu bền tăng ít hơn dự kiến và doanh số bán nhà hiện có đã giảm -1,2% so với mức tăng dự báo là 0,2%. Không có gì ngạc nhiên khi các báo cáo thứ cấp này không có tác động đáng kể đến USD và không có dữ liệu kinh tế chính công bố trong ngày thứ Sáu, khẩu vị rủi ro sẽ hỗ trợ USD.
Euro cũng giảm nhưng thiệt hại ít hơn so với AUD và NZD vì chỉ số PMI hợp nhất của khu vực Châu Âu tăng lần đầu tiên sau 6 tháng. Điều này chủ yếu nhờ ngành dịch vụ tăng ở Pháp và Đức, sự tăng trưởng này cùng với kỳ vọng của các nhà đầu tư mạnh mẽ hơn khiến thị trường có niềm tin ở cuối đường hầm. Báo cáo IFO Đức sẽ được công bố vào thứ Sáu và chúng tôi cho rằng báo cáo này sẽ có tín hiệu hỗn hợp. Cặp EUR/USD đã kiểm nghiệm và không vượt qua được đường SMA 20 ngày 3 phiên liên tiếp, và nhiều khả năng sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 1,12.
Bảng Anh vẫn là đồng tiền kiên cường nhất mặc dù EU cho biết sẽ không có sự đột phá nào trong các cuộc đàm phán giữa Chủ tịch EU Juncker và Thủ tướng Anh. Như một dấu hiệu về sự bướng bỉnh của May, Juncker nói rằng ông không lạc quan vì họ không thể quyết định một Brexit không thỏa thuận. Một phát ngôn viên của Chính phủ Anh, không nghĩ rằng có thể đạt được thỏa thuận vào tuần tới. Hạn cuối đang đến gần và đàm phán Brexit không có tiến bộ khiến Fitch dự kiến xếp hạng Anh ở mức AA với triển vọng tiêu cực. Tất cả điều này đáng lẽ sẽ khiến GBP giảm nhưng giá vẫn tiếp tục tăng nhờ một số nhà đầu tư cứng rắn tin tưởng vào việc thị trường sẽ tăng nhẹ trước hạn cuối ngày 1 tháng 3.