Như vậy, giá dầu tăng nhẹ trong sáng nay khi đồng USD giảm mạnh đã thúc đẩy sức mua tạo lực đỡ cho thị trường dầu thô.
Nhìn vào tuần giao dịch vừa qua có thể thấy được thanh khoản của các phiên trong tuần đều có sự sụt giảm khi mà ở Mỹ sắp bước vào dịp nghỉ lễ cuối năm. Bên cạnh đó, số lượng tin tức về thị trường cũng đã giảm bớt đi nhiều nên mức độ biến động vằng sự giằng co giữa hai phe bò và gấu trong phiên cũng đang tăng lên.
Cho đến thời điểm hiện tại, các kỳ vọng về nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc phục hồi đã phần nào hỗ trợ làm bệ đỡ cho giá, tuy nhiên lực đỡ này lại không quá chắc chắn nên đã khiến cho giá dầu rất nhạy cảm với những tin tức tiêu cực.
Còn về phiên hôm nay, các nhà đầu tư sẽ hướng sự chú ý về Chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Chỉ số PCE hiện đang được kỳ vọng sẽ tiếp tục hạ nhiệt và sẽ củng cố cho việc giảm tốc độ tăng lãi suất của Fed. Nếu kịch bản tích cực này xảy ra, giá dầu sẽ hồi phục nhờ sự suy yếu của đồng USD.
Trái lại, nếu chỉ số PCE tiêu cực hơn so với dự báo, và tăng trở lại, giá dầu sẽ lao dốc mạnh hơn bởi đây là tin tức bất ngờ hơn với thị trường, sau khi các số liệu CPI và PPI gần đây được công bố đều tích cực.
Về phía các tin tức liên quan tới nguồn cung, mới đây, Phó Thủ tướng Nga, Alexander Novak cho biết nước này có thể giảm sản lượng từ 500,000 đến 700,000 thùng mỗi ngày. Động thái đáp trả của Nga trước một loạt các lệnh trừng phạt của
Liên minh châu Âu, Mỹ và Úc có thể là yếu tố góp phần hạn chế sức bán đối với thị trường dầu.
Về đồ thị kĩ thuật: có thể thấy được dầu vẫn đang trong xu hướng giảm và đã chạm đến vùng kháng cự trước đó, do đó giai đoạn này chúng ta nên theo dõi chặt chẽ phản ứng của giá dầu tại vùng kháng cự này kết hợp với các tin tức xung quanh để trường hợp có tin tức tiêu cực chúng ta có thể thực hiện bán khống.