Vào cuối tuần vừa qua, hơn một nửa trong số 50 tiểu bang của Hoa Kỳ sẽ mở cửa trở lại sau gần sáu tuần sau giãn cách xã hội và phong tỏa. Nhưng thay vì tích cực, người dân Mỹ đang cảm thấy cực kì bối rối và hoảng sợ.
Hoa Kỳ mở cửa trở lại: Mỗi tiểu bang có một bộ quy tắc khác nhau
Tiểu bang thuộc Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump là những người chịu ít áp lực nhất khi nền kinh tế mở cửa trở lại. Tổng thống Trump cũng vừa quyết định không tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội trong Nhà Trắng sau khi đã thực hiện thành công trong 45 ngày.
Tại Bắc Dakota, tiểu bang sản xuất dầu lớn thứ hai sau Texas, thống đốc Doug Burgum sẽ mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế kể từ ngày 1/5, bao gồm cả phòng tập thể dục, nhà hàng, tiệm làm tóc và các doanh nghiệp khác.
Tại Texas, thống đốc Greg Abbott đã quyết định rằng các cửa hàng bán lẻ, rạp chiếu phim và trung tâm thương mại có thể mở cửa trở lại từ hôm nay, tuy nhiên một số hạn chế vẫn được áp dụng.
Ở Oklahoma, một thị trấn lớn về sản xuất dầu đá phiến, thống đốc Kevin Stitt đã cho phép các tiệm làm tóc và móng tay, tiệm chăm sóc thú cưng và spa mở cửa trở lại vào tuần trước, trong khi các doanh nghiệp không thiết yếu khác sẽ tiếp tục hoạt động từ hôm nay.
Tại Iowa, thống đốc Kim Reynold đã ra lệnh cho công nhân quay trở lại làm việc, bất chấp cảnh báo rằng việc mở cửa kinh tế có thể khiến dịch bệnh bùng phát lần thứ hai.
Trong khi đó, gần như tất cả các tiểu bang thuộc Đảng Dân chủ đang tiếp tục thực hiện biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để chống lại vi-rút.
Trong Đảng Cộng hòa, chỉ có Massachusetts với thống đốc Charlie Baker là ngoại lệ. Ông đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình dữ dội vì quyết định trì hoãn mở cửa kinh tế cho đến ngày 18/5.
Tại Louisiana, cảng dầu ngoài khơi quan trọng của Hoa Kỳ, thống đốc John Bel Edwards đã gia hạn các chỉ thị cách ly tại nhà cho đến ngày 15/5.
Ở New Jersey, tâm dịch thứ hai của COVID-19 ở Mỹ sau New York, thống đốc Phil Murphy dự định mở cửa trở lại trong những tuần tới do lo ngại dịch bệnh sẽ bùng phát trở lại.
Tại New York, thống đốc Andrew Cuomo đã công bố kế hoạch mở cửa kinh tế gồm 12 bước. Trong đó, các khu vực ngoại ô như Albany dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào giữa tháng Năm. Trung tâm thành phố New York vẫn chưa xác định được thời gian mở cửa trở lại.
Làn sóng bùng phát dịch thứ hai có khả năng xảy ra
Việc mở cửa lại nền kinh tế cần được tiến hành hết sức thận trọng.
Singapore, quốc gia giàu có ở Đông Nam Á, mặc dù được ca ngợi là một trong những quốc gia thành công trong cuộc chiến chống lại coronavirus chỉ với 509 ca nhiễm và 2 ca tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1. Nhưng khi mở cửa trở lại, Singapore đã có hơn 16,000 ca nhiễm với tỷ lệ lây nhiễm cao nhất ở Đông Nam Á.
Jeremy Konyndyk, thành viên cao cấp tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, một chuyên gia về đại dịch cho biết Mỹ vẫn chưa thể mở cửa trở lại một cách an toàn và cần giảm tỷ lệ ca nhiễm mới xuống mức thấp.
Nhưng ngành dầu cần những biện pháp khẩn cấp
Nhưng ngành công nghiệp dầu mỏ Hoa Kỳ không còn nhiều thời gian. Các nhà phân tích cảnh báo rằng hàng loạt công ty có thể bị phá sản trong năm nay, khiến giá dầu sụt giảm 70%.
Giá dầu thô WTI
Chesapeake Energy (NYSE: CHK), nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ, đang chuẩn bị nộp đơn phá sản, tương tự như công ty Whites Oil (NYSE: WLL).
Việc hoạt động trở lại của các công ty sẽ khác nhau do tình hình đại dịch của mỗi bang cũng khác nhau, nhưng ngành công nghiệp dầu mỏ cần những hành động triệt để và thiết thực để có thể hồi phục.
Dầu là loại hàng hóa có tầm ảnh hưởng và có thể “điều khiển” thế giới, nhưng nó cũng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Sau khi giá giảm âm lần đầu tiên vào tuần trước, kết quả của việc nhu cầu bị phá hủy do COVID-19, hợp đồng tương lai dầu WTI đã tăng hơn 50% trong ba ngày qua để chạm mức $20 mỗi thùng vào thứ Sáu.
Nguyên nhân dẫn đến mức tăng là do thông tin về thuốc chữa COVID-19; tình hình khả quan của kho dự trữ dầu thô, kho dự trữ xăng cũng như cắt giảm sản xuất. Hoa Kỳ đã liên tục đóng cửa các giàn khoan dầu và hợp tác với OPEC để cắt giảm sản xuất. Việc cắt giảm dầu trên toàn cầu cũng có nhiều dấu hiệu tích cực. Đây đều là tin tốt cho ngành dầu thô của Hoa Kỳ. Mọi thứ trong tương lai của ngành dầu thô đều dựa trên việc liệu nền kinh tế và tình hình việc làm của Mỹ có thể khắc phục và liệu làn sóng coronavirus thứ hai có bùng phát.
Kinh tế khủng hoảng
Đã có 30 triệu người, tương đương 20% lực lượng lao động của Hoa Kỳ, đã bị sa thải trong sáu tuần qua và nền kinh tế đã giảm 4,8% trong quý đầu tiên. Một cuộc suy thoái chắc chắn sẽ xảy ra. Các quan chức và nhà phân tích đều đồng ý rằng giai đoạn từ tháng Tư đến tháng Sáu sẽ là quý tồi tệ nhất đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.
Olivier Jakob của công ty PetroMatrix nói: "Chúng ta đã qua điểm khủng hoảng về nhu cầu, nhưng lại đàng đối mặt với việc phá hủy nguồn cung.” Igor Windisch, tác giả của IBW Oil Brief, đồng tình rằng ngành dầu mỏ cần cân nhắc thận trọng tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá dầu hiện nay. Giá cổ phiếu ngành xăng tăng là một tin tốt, và thuốc chữa của GILEAD có khả năng thành công; nhưng kho dự trự dầu trên toàn thế giới vẫn đang chuẩn bị hết công suất, và vẫn chưa chế tạo thành công vắc-xin cho COVID-19. Tuy nhiên, Windisch cũng cho rằng nhà sản xuất và nhà đầu tư vào thị trường dầu mỏ cũng đang rất nóng lòng để khôi phục thị trường.