📈 Bạn có nghiêm túc đầu tư trong năm 2025 không? Hãy thực hiện bước đi đầu tiên với ưu đãi giảm tới 50% từ InvestingProNhận Ưu Đãi

5 yếu tố cần theo dõi trên thị trường Dầu vào năm 2021

Ngày đăng 13:17 04/01/2021
Cập nhật 17:31 09/07/2023
XOM
-
CL
-
NG
-
2222
-

Khi năm 2020 kết thúc và năm 2021 bắt đầu, việc đưa ra dự đoán cũng sẽ theo thông lệ. Tuy nhiên, các dự đoán đều có khả năng sai cũng như đúng theo một cách nào đó.

Thay vì dựa vào các dự báo, các nhà giao dịch sáng suốt sẽ theo dõi những gì đang xảy ra trong ngành và điều chỉnh nhận thức của họ khi các sự kiện diễn ra. Dưới đây là năm yếu tố mà các nhà giao dịch trên thị trường dầu nên đặc biệt theo dõi vào năm 2021:

1. Các hạn chế của Chính phủ Hoa Kỳ đối với việc thăm dò, sản xuất và xuất khẩu dầu khí

Trong giai đoạn bầu cử tổng thống, một điệp khúc phổ biến của các ứng cử viên Đảng Dân chủ là để chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu, với mục đích đó họ sẽ cản trở khả năng sản xuất, vận chuyển và bán nhiên liệu hóa thạch của ngành công nghiệp dầu và khí đốt. Cả hai ứng cử viên Joe Biden và Kamala Harris đều cho biết họ sẽ ủng hộ các biện pháp hạn chế hiện tượng nứt vỡ, vốn cung cấp rất nhiều dầu và khí đốt được sản xuất ở Mỹ.

Biden không nhất quán trong các tuyên bố của mình. Tại một thời điểm trong chiến dịch bầu cử, ông ấy đã hứa sẽ không “cấm khai thác”, nhưng tại một thời điểm khác ông lại đưa ra quan điểm trái ngược. Hiện tại cuộc bầu cử đã kết thúc, vẫn chưa có sự rõ ràng về những chính sách năng lượng mà chính quyền Biden / Harris sẽ hỗ trợ.

Một vấn đề cần lưu ý là lệnh cấm đối với các hợp đồng thuê mới để sản xuất dầu khí trên đất liên bang. Đây là chính sách có vẻ khả thi nhất đối với chính quyền Biden / Harris và nếu được thực hiện, có thể ảnh hưởng đến 25% sản lượng dầu của Hoa Kỳ. Các chính sách do chiến dịch Biden đề xuất bao gồm ngăn chặn cho thuê mới và cấp phép mới, có thể bao gồm các kế hoạch khoan đối với các hợp đồng hiện tại. Điều này có thể ảnh hưởng đến cả sản xuất trong tương lai và sản xuất hiện tại nhưng cũng có thể thúc đẩy các cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài trong nhiều năm. Một số công ty E&P đã cố gắng chuẩn bị cho triển vọng này bằng cách bảo đảm trước các hợp đồng thuê của liên bang hoặc tập trung sản xuất vào đất thuộc sở hữu tư nhân.

Đối với những nhà đầu tư theo dõi thị trường, không chắc các chính sách mới sẽ có tác động đáng kể ngay lập tức đến sản xuất dầu khí, nhưng chúng có thể thay đổi nhận thức của thị trường. Hơn nữa, chúng ta có thể thấy tác động của các chính sách như vậy đối với sản xuất trong một tương lai không xa, tùy thuộc vào các quy định như thế nào.

2. OPEC+ tranh giành quyền lực

Cuối năm 2020 chứng kiến ​​một cuộc tranh giành quyền lực thú vị diễn ra trong nhóm OPEC+ - UAE và Nga cùng đứng về phía Ả Rập Xê-út ủng hộ việc tăng sản lượng. Cuộc đấu tranh kết thúc với một thỏa hiệp có lợi cho Nga và UAE, theo đó OPEC+ sẽ xem xét việc tăng dần sản lượng hàng tháng. Cuộc họp đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 1.

Oil Weekly TTM
Với hiệu quả trên thị trường dầu đã được chứng minh kể từ quyết định của OPEC+ vào tháng 12, Nga và UAE có thể sẽ thúc đẩy một đợt tăng sản lượng khác.

Các cuộc họp hàng tháng mà OPEC+ có khả năng sẽ cho phép nhóm quản lý tốt hơn sản lượng dầu của mình theo xu hướng thị trường, nhưng số lượng các cuộc thảo luận tăng lên đồng nghĩa với nhiều cơ hội phát triển hơn cho các nhóm. Sau khi nhận thấy sự chia rẽ giữa Ả Rập Xê-út và Nga vào tháng 12, hai nước đã thể hiện sự hội tụ với Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak và Bộ trưởng Dầu mỏ Ả Rập Xê-út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman chia sẻ và tái khẳng định cam kết cân bằng dầu thị trường tại một lễ hội ở Ả Rập Xê-út.

Những người theo dõi thị trường không nên chủ quan bởi những động thái có vẻ bắt đầu tích cực này. Vẫn có sự khác biệt thực sự trong chính sách thị trường dầu giữa hai quốc gia này và cả một UAE đang ngày càng phát huy sức mạnh vượt ra khỏi cái bóng của Ả Rập Saudi. Các cuộc họp OPEC+ thường xuyên hơn có thể dẫn đến cuộc tranh giành quyền lực mà các nhà giao dịch sẽ cần thận trọng theo dõi.

3. Du lịch toàn cầu

Nhu cầu dầu toàn cầu đã tăng trở lại đáng kể kể từ tháng 4 năm 2020, nhưng vẫn có những trở ngại trở thành rào cản để có thể quay trở lại mức năm 2019.

Du lịch toàn cầu cũng như các tác động đến nhu cầu nhiên liệu máy bay vẫn tiếp tục yếu vào năm 2020. Nhiều người kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ quay trở lại vào năm 2021, nhưng các nhà giao dịch không nên chủ quan vào thời điểm này.

Có một kỳ vọng rằng nhu cầu đi du lịch bị dồn nén sẽ dẫn đến việc tăng lên mức khổng lồ một lần nữa khi du lịch được chính quyền cho phép trở lại. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh cũng nên chuẩn bị để chỉ thấy nhu cầu nhiên liệu máy bay tăng trưởng cao hoặc gia tăng không nhất quán.

Sự suy thoái kinh tế; chuyển hướng kinh doanh sang dịch vụ trực tuyến; lo ngại vấn đề du lịch; sự bất tiện của việc mang khẩu trang, thử nghiệm và điều khiển xa; kiểm dịch bắt buộc; và cảnh báo từ các quan chức y tế cũng có thể kìm hãm việc di chuyển bằng đường hàng không toàn cầu và do đó nhu cầu nhiên liệu máy bay có thể giảm mạnh vào năm 2021 bất chấp cả khi vắc-xin được phân phối rộng rãi.

4. Suy thoái lần thứ hai

Đúng vậy, các chính phủ đang phát hành rất nhiều tiền để cố gắng giữ cho nền kinh tế của họ phát triển, nhưng chúng ta cũng có khả năng sẽ chứng kiến ​​cuộc suy thoái lần thứ hai vào năm 2021. Một số lượng lớn người dân và doanh nghiệp ở mọi nền kinh tế lớn đã phải chịu rất nhiều các hạn chế vào năm 2020 và tác động kinh tế vĩ mô của một số hạn chế đó có thể sẽ không xuất hiện cho đến năm 2021.

Nhiều doanh nghiệp đã đóng cửa trong năm 2020, nhưng những doanh nghiệp khác đã phải khó khăn để duy trì hoạt động. Ngay cả với những doanh nghiệp có khả năng tồn tại lâu dài, cũng có rất nhiều chủ doanh nghiệp nhận về các khoản lợi nhuận ít hơn vào năm 2020 và tương tự cũng có khả năng nhận về các mức ít hơn vào năm 2021 so với kỳ vọng trong một năm trước đây.

Hơn nữa, ngay cả khi vắc-xin được phân bố rộng rãi trên toàn cầu, chúng tôi thấy các khu vực pháp lý như California và Vương quốc Anh vẫn tiếp tục khóa cửa và thách thức các hạn chế mới. Chúng tôi không thể dự báo thiệt hại kinh tế đầy đủ từ các sự kiện của năm 2020 và điều gì sẽ thực sự đến vào năm 2021.

Chúng tôi cũng không thể dự đoán khi nào các khu vực pháp lý sẽ mở cửa hoàn toàn. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những vấn đề mà các nhà giao dịch cần phải theo dõi.

5. Chi phí vốn (Capex) và những khám phá mới

Khi giá dầu bắt đầu giảm vào cuối năm 2014 và sau đó chạm mức đáy vào năm 2015, hầu hết các công ty dầu mỏ đã cắt giảm vốn đầu tư. Với kỳ vọng vào cuối năm 2019 giá dầu sẽ cao hơn hoặc ít nhất là ổn định hơn, cũng đã dẫn đến hy vọng về ngân sách thăm dò cao hơn.

Tuy nhiên, đại dịch và những biến động của năm 2020 đã dẫn đến việc hầu như tất cả các công ty khai thác dầu mỏ đều đưa ra quyết định rằng họ không thể cam kết đầu tư nhiều. Ngay cả ExxonMobil (NYSE: XOM) và Saudi Aramco (SE: 2222) đã phải thay đổi hướng đi và thừa nhận rằng họ không thể tiếp tục đầu tư nhiều cho tương lai trong bối cảnh không chắc chắn của hiện tại.

Các hoạt động thăm dò bị trì trệ trong toàn ngành dự kiến ​​sẽ dẫn đến sự khan hiếm các khám phá mới về trữ lượng dầu. Đến nay đã sáu năm kể từ đầu năm 2015, và chúng ta sẽ thấy tác động của ngân sách thăm dò đã thấp hơn.

Điều này ít có ảnh hưởng đến các nhà giao dịch đặt cược vào các hợp đồng dầu hàng tháng. Tuy nhiên, đối với ngành công nghiệp và những người mua tài sản cũng như quyền khai thác dầu mỏ - điều quan trọng là phải theo dõi những khám phá mới trong việc thăm dò.

Những khám phá mới trong năm 2021 sẽ như thế nào so với những năm trước? Có phải sự thiếu hụt dầu đang có khả năng xảy ra? (Lưu ý, có giả thuyết cho rằng những khám phá mới tiềm năng đang cạn kiệt vì có một lượng dầu hữu hạn trong lòng đất. Tuy nhiên, lý thuyết này đã được đề xuất trong 70 năm. Hơn nữa, lý thuyết này không phủ nhận khả năng thiếu hụt dầu trong tương lai dù đó là do nhu cầu thấp hay do trữ lượng dầu trong lòng đất cạn kiệt).

Bình luận mới nhất

Đang tải bài viết tiếp theo…
Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.