Tóm tắt thị trường ngoại hối 13/02/2019
Viết bởi Kathy Liên, Giám đốc điều hành Chiến lược ngoại hối Công ty quản lý tài sản BK
Sau nhiều tháng đối đầu, Tổng thống Trump đã dịu giọng hơn đối với vấn đề thương mại và tiến gần đến việc ký kết thỏa thuận biên giới để chấm dứt câu chuyện ngân sách. Thỏa thuận vẫn chưa chính thức đạt được những gì sẽ cần được phê duyệt bởi quốc hội trong thứ Sáu và ký bởi tổng thống vào thứ Bảy để duy trì hoạt động chính phủ. Cho dù ông Trump là người đầu tiên bày tỏ sự không hài lòng với thỏa thuận khi họ chỉ cung cấp ngân sách cho biên giới 55 dặm phía Nam, nhưng ông cũng không nói nhiều hơn sau đó. Mọi người từ đảng Cộng hòa đến đảng Dân chủ và cả Tổng thống đều không muốn chính phủ phải đóng cửa một lần nữa, tất cả dấu hiệu đều tiến đến thỏa thuận bởi câu nói của ông Trump “đóng cửa thêm lần nữa sẽ là một chuyện tồi tệ.” Ông cũng không còn đặt nặng việc thiếu ngân sách cho bức tường biên giới khi tweet ngày thứ Ba cho rằng thỏa thuận sẽ cung cấp khoảng 23 tỷ USD cho việc đó. Với vấn đề ngân sách đang nằm lại phía sau, nhà đầu tư sẽ tập trung vào vấn đề thương mại và theo như ông Trump thì tiến trình thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vẫn đang diễn ra tốt đẹp. Chủ tịch Tập dự kiến sẽ gặp ông Mnuchin và Lighthizer trong ngày thứ Sáu và ngược lại ông Trump cũng sẽ đón tiếp phó chủ tịch Liu He ở Washington trong chuyến thăm của mình. Việc ông Trump trở nên linh hoạt hơn với hạn chót 01/03 cũng là một bước tiến đúng đắn và theo như người phát ngôn cho USDA thì cả 2 nguyên thủ có thể sẽ gặp mặt trong tháng 3. Ngày hôm qua, báo cáo CPI của Mỹ không ngăn chặn đà tăng của USD dẫu rằng tăng trưởng CPI đã trì trệ trong 2 tháng liên tiếp trong tháng 1. Tăng trưởng giá qua năm giảm từ 1,9% xuống 1,6%. PPI, doanh số bán lẻ và tuyên bố thất nghiệp sẽ được công bố vào thứ Năm và trong khi nhà đầu tư kỳ vọng tăng trưởng tiêu dùng sẽ chậm lại, lương tăng và việc mua sắm trong kỳ nghỉ lễ có thể sẽ vượt mức kỳ vọng đẩy cặp tiền USD/JPY lên trên 111.
Đồng tiền có diễn biến tệ nhất trong ngày thứ Tư là Euro đã đánh mất mức tăng đạt được trong ngày thứ Ba để kết thúc phiên giao dịch New York tại đáy. Áp lực lớn nhất đến từ:
- Dữ liệu tiếp tục chậm lại trong khu vực Châu Âu
- Tinh thần lạc quan về ngân sách Mỹ hỗ trợ USD
- Lãi suất trái phiếu Đức giảm
- Khả năng GDP khu vực Châu Âu giảm ngày thứ Năm
- Vấn đề chính trị ở Tây Ban Nha
Mặc dù sản xuất công nghiệp giảm mạnh hơn dự kiến, USD tăng và các vấn đề chính trị ở Tây Ban Nha đã thúc đẩy đà bán tháo. Nghị viện đã bác bỏ dự luật ngân sách của chính phủ năm 2019, buộc Thủ tướng phải cân nhắc một cuộc tổng tuyển cử sớm. Lần cuối cùng điều này xảy ra là hơn 2 thập kỷ trước. Thủ tướng Sanchez dự kiến sẽ đưa ra quyết định kêu gọi bầu cử vào thứ Sáu và nếu chính phủ của ông sụp đổ, một liên minh chính phủ cánh hữu có thể tiếp quản, gây ảnh hưởng tiêu cực cho đồng Euro. GDP Q4 của Đức và khu vực Châu Âu sẽ công bố vào thứ Năm, trong bối cảnh doanh số bán lẻ giảm mạnh và mối lo ngại chung của ngân hàng trung ương, rủi ro nghiêng về xu hướng giảm.
Trong khi đó, Bảng Anh đã quay đầu sau khi đạt mức cao 1,2960. Không có gì ngạc nhiên khi lạm phát giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 1 và so với năm ngoái giảm xuống dưới 2%. Trong tuần qua, Theresa May yêu cầu Quốc hội gia hạn thêm 2 tuần nữa, khẳng định lại cam kết rời khỏi liên minh Châu Âu vào ngày 29/3 và nói rằng khả năng không có thỏa thuận nào vẫn đang được cân nhắc. Đảng Lao động không muốn Thủ tướng gia hạn thêm thời gian và đang cố gắng chấm dứt luôn vào ngày 26/2. Bà sẽ cần phải trình bày thỏa thuận mới của mình để bỏ phiếu hoặc cho phép Quốc hội nắm quyền kiểm soát. Trước sự kháng cự của EU, Tory Brexiter và các đảng khác, bà May đang chuẩn bị nhận thất bại, đó là lý do tại sao chúng tôi vẫn tin rằng bảng Anh sẽ giảm chứ không tăng.
Loại tiền tệ có diễn biến tốt nhất vào thứ Tư là Đô la New Zealand ngay sau khi Ngân hàng Dự trữ New Zealand thông báo chính sách tiền tệ. Rõ ràng các nhà đầu tư cảm thấy rằng RBNZ không đủ ôn hòa mặc dù họ đã giảm dự báo tăng lãi suất đến đầu năm 2021 và nói rằng họ có kế hoạch giữ lãi suất ở mức hiện tại trong suốt 2019 và 2020. Một phần lý do là vì Ngân hàng trung ương thấy tăng trưởng tăng trong năm nay cùng tỷ lệ việc làm ở gần mức bền vững tối đa. Mặc dù việc cắt giảm lãi suất có thể cần thiết nếu tăng trưởng không tăng tốc, Thống đốc RBNZ Orr không cảm thấy có thể nới lỏng chính sách trong 3 tháng qua. Đô la Úc và Canada hầu như không thay đổi với niềm tin của người tiêu dùng tăng, hỗ trợ AUD và giá dầu cao hơn cũng hạn chế đồng loonie giảm thêm.