Căng thẳng địa chính trị gia tăng, hạn cuối đối với lệnh trừng phạt Iran đang đến gần, quan ngại về tình trạng sản xuất nói chung, cũng như không có yếu tố khác có thể khiến giá dầu tăng trong điều kiện thị trường bất ổn.
Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập trước đó, đà tăng này chủ yếu là kết quả của nỗi sợ hãi và giới đầu cơ. Còn thực tế rất khác với câu chuyện thị trường hiện tại. Dưới đây là 4 sự kiện có thể dập tắt nỗi sợ hãi về việc thiếu hụt nguồn cung và giới đầu cơ “khát máu".
1. Sản xuất dầu Mỹ đạt mức cao kỷ lục
Ngành dầu của Mỹ đang tốt hơn dự kiến. EIA đang dự báo sản xuất dầu đá phiến sẽ tăng 98.000 thùng/ngày trong tháng 11. Họ cũng dự báo sản xuất trong năm 2019 sẽ tăng 300.000 thùng/ngày lên mức 11,8 triệu thùng/ngày. Những thay đổi này là kết quả của việc sản xuất tăng mạnh hơn dự kiến ở bang Texas và Bắc Dakota trong tháng 7.
Mặc dù trong tháng 6 có thông tin về việc thiếu cơ sở hạ tầng sẽ hạn chế việc sản xuất dầu đá phiến, họ vẫn tiếp tục cho rằng sẽ không đạt kỳ vọng. Việc giá dầu tăng cao hơn dự kiến cho thấy các nhà sản xuất vẫn đủ khả năng tăng sản lượng và chi nhiều tiền hơn đối với các phương tiện vận chuyển thay thế.
2. Xuất khẩu dầu Mỹ hồi phục nhanh chóng
Trong một khoảng thời gian, nhà đầu tư và ngành dầu đang băn khoăn khi tranh chấp thương mại Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng đến việc nhập khẩu dầu Mỹ của khu vực Châu Á. Trong tháng 8, những điều họ lo ngại đã thành hiện thực khi Trung Quốc đã giảm lượng nhập khẩu dầu Mỹ từ 384.000 thùng/ngày trong tháng 6 xuống 0 thùng. Khi Trung Quốc không mua nữa, ngành xuất khẩu dầu Mỹ sẽ phải chịu trở ngại đáng kể trong tháng đó.
Tuy nhiên, các công ty Mỹ nhanh chóng tìm thấy khách hàng mới, và xuất khẩu đã gần như hồi phục hoàn toàn trong tháng 9. Dầu Mỹ đã trở nên hấp dẫn hơn, do giá dầu WTI dang giao dịch ở mức thấp hơn đáng kể so với dầu Brent. Điều này giúp các nhà sản xuất Mỹ tìm được khách hàng quốc tế khác ngoài Trung Quốc.
3. Xuất khẩu dầu Iran vẫn ổn định
Câu chuyện hồi tháng 8 là xuất khẩu dầu Iran giảm mạnh do khách hàng của Iran từ chối mua dầu Iran do lệnh trừng phạt Mỹ sẽ có hiệu lực ngày 4/11 sắp tới. Tuy nhiên, điều này không còn có ý nghĩa nữa. Đã hơn nửa tháng 10 trôi qua và lượng xuất khẩu dầu Iran vẫn tốt. TankerTrackers.com báo cáo rằng Iran đang xuất khẩu 2,2 triệu thùng/ngày trong 2 tuần đầu tháng 10, tăng gần 200.000 thùng/ngày so với tháng 9.
Đây không phải điều các nhà hoạch định chính sách mong muốn khi chỉ còn gần 2,5 tuần nữa là lệnh trừng phạt có hiệu lực. Các khách hàng của Iran dự kiến sẽ giảm mức mua dầu Iran, và không tăng nữa. Chính thưc, Mỹ vẫn buộc lượng xuất khẩu dầu Iran trên thị trường là “0” nhưng dường như họ sẽ không được thoả mãn.
4. Căng thẳng địa chính trị không ảnh hưởng đến giá dầu
Căng thẳng giữa Mỹ và Ả rập đã trầm trọng hơn sự biến mất của nhà báo Ả rập và nhà hoạt động Jamal Khashoggi. Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã thảo luận về khả năng có lệnh trừng phạt đối với Ả rập và họ đã đe doạ sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu đến Mỹ hoặc cắt giảm sản xuất để giá dầu tăng cao.
Thông thường, căng thẳng địa chính trị của loại hình này có nghĩa là thị trường dầu sẽ tăng mạnh. Mặc dù hợp đồng tương lai dầu tăng nhẹ trong đêm ngày Chủ Nhật, thị trường dường như đã bỏ qua sự kiện Ả rập-Mỹ. Họ không quan tâm đến lời đe doạ của Ả rập, và giá dầu thực tế đã giảm trong tuần này do hàng tồn kho tăng.