Thêm một tuần khó khăn đối với đồng đô la Mỹ. Đồng bạc xanh tiếp tục lao dốc khi chạm mức giao dịch thấp hơn so với tất cả các loại tiền tệ chính khác trong nhiều tháng qua. Cặp tỷ giá USD / JPY đã đồng loạt trong xu hướng giảm hơn một tuần vừa qua, cuối cùng đã phá vỡ xu hướng này vào thứ 6 và kết thúc tuần tại mức dưới 106, cho đến nay đây là mức thấp nhất trong vòng bốn tháng.
Đồng đô la Mỹ đã chạm mốc suy yếu mạnh nhất so với đồng Euro và đô la Úc. Điều này càng được thấy rõ hơn khi cặp tỷ giá EUR / USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2018, trong khi AUD / USD đạt mức cao nhất trong một năm.
Vì vậy rất có thể, các nhà đầu tư sẽ tiếp tục bán tháo đô la Mỹ trong tuần tới vì những lý do sau:
# 1 – Trợ cấp thất nghiệp hết hạn và không có tín hiệu hỗ trợ thêm từ chính phủ Hoa Kỳ
Vào thứ 2 tuần tới, hơn 20 triệu người Mỹ sẽ mất hoàn toàn khoản trợ cấp thất nghiệp trị giá $600, điều này đã gây phẫn nộ trong tâm lý của họ trong vài tháng qua. Hạn chót chính thức của trợ cấp thất nghiệp là ngày 31 tháng 7, nhưng một số tiểu bang đã đưa ra quyết định sẽ cắt khoản trợ cấp này sớm hơn vào ngày 25 tháng 7 hoặc ngày 26 tháng 7.
Hậu quả của việc chấm dứt trợ cấp sẽ đè nặng tâm lý không chỉ các hộ gia đình tại Mỹ, mà cũng sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp như cửa hàng tạp hóa và nhà bán lẻ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ bị giảm nguồn doanh thu hiện tại. Các tin tức tiêu cực kết hợp với tâm lý sợ hãi về sự gia tăng trở lại của các trường hợp nhiễm Coronavirus càng khiến cho đồng đô la Mỹ tiếp tục lao dốc mạnh mẽ hơn.
Quốc hội chính phủ Hoa Kỳ đang vật lộn để đưa ra một gói cứu trợ khác, có thể sẽ mang lại những tin tức tích cực hơn. Hầu hết người dân Mỹ nói chung và các nhà phân tích nói riêng đều hy vọng rằng gói cứu trợ bổ sung này sẽ chi trả khoảng 70% hoặc ít nhất là $200 một tuần cho khoản thu nhập của người lao động tại Mỹ đã thất nghiệp do Coronavirus.
Cũng trong tuần tới, các quan chức tại Mỹ sẽ tổ chức các nghi thức tang lễ và tưởng niệm cho cựu Đại diện Hoa Kỳ John Lewis. Và tiếp theo sau đó, các cuộc đàm phán thực sự về tình hình hiện nay của Mỹ cũng sẽ diễn ra cho đến tuần đầu tiên của tháng 8.
# 2 - GDP quý II của Hoa Kỳ có thể giảm xuống còn hai chữ số
GDP quý II của Hoa Kỳ dự kiến sẽ được công bố với các kết quả không khả quan và đây cũng có thể sẽ trở thành kết quả dự báo của quý III cho thị trường. Các biện pháp đóng cửa nền kinh tế và cách ly trên hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ vào cuối quý đầu tiên đã khiến GDP của Mỹ suy giảm 5%. Sau đó, khi việc cách ly được chấp hành tốt trong quý II đã khiến các nhà kinh tế dự kiến GDP sẽ tăng trưởng trở lại khoảng 35%. Tuy nhiên, trước bối cảnh hiện tại, dữ liệu có thể tồi tệ hơn nhiều khi Atlanta Fed dự đoán mức giảm 52,8%. Và nếu tình hình dịch bệnh tại Mỹ diễn ra tồi tệ hơn nữa khiến cho sự sụt giảm vượt quá 40% sẽ là một cú sốc có thể khiến cổ phiếu và tiền tệ giảm xuống thấp hơn.
Bên cạnh đó, cặp tỷ giá USD / JPY dự kiến sẽ tiếp tục trong xu hướng giảm ngay cả khi dữ liệu tốt hơn thì đồng đô la Mỹ vẫn có thể sẽ giảm so với các loại tiền tệ beta cao như đồng euro, vì thị trường sẽ tiếp tục so sánh mức giảm trong GDP của Hoa Kỳ với mức giảm chỉ 12% trong GDP dự kiến của Eurozone.
# 3 - Cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang
Hai mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Hoa Kỳ là hai điều mà Cục Dự trữ Liên bang không kiểm soát được:
- Sự lây lan nhanh chóng của Coronavirus ở Hoa Kỳ.
- Phản ứng trong chính sách tài khóa của chính phủ Mỹ.
Một vài tuần trước, Chủ tịch FED Jerome Powell cảnh báo các nhà lập pháp không nên tự mãn vì nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn không chắc chắn. Và sau cảnh báo đó, triển vọng trở nên tồi tệ hơn vì trợ cấp thất nghiệp đã hết hạn và các gói hỗ trợ mà Quốc hội đang đàm phán có thể không gây ấn tượng cho tình hình hiện tại của Hoa Kỳ. Vì tất cả các lý do đó, các nhà kinh tế không mong đợi gì ngoài sự ôn hòa đang diễn ra từ FED cùng với cam kết giữ chính sách tiền tệ phù hợp cho tương lai gần.
Tháng trước, FED cho biết tỷ lệ lãi suất sẽ vẫn duy trì ở mức bằng 0 cho đến năm 2022. Cách giao dịch bằng đô la Mỹ sẽ phụ thuộc vào giai điệu các quyết định tiếp theo của Powell. Vào tháng Sáu, Chủ tịch FED cho biết nền kinh tế thế giới có khả năng phục hồi vào giai đoạn nửa sau năm 2020, nhưng với các trường hợp virus vẫn tiếp tục tăng nhanh, triển vọng dự đoán của ông có thể bị mờ đi. Câu hỏi lớn hiện nay là với tỷ lệ lãi suất vẫn được giữ ở mức bằng 0 hoặc thậm chí âm thì bất kỳ một quyết định nào được FED đưa ra có liên quan đến việc duy trì mức lãi suất này hay không cũng sẽ tác động tiêu cực đến đồng đô la Mỹ. Bất kể, kỳ vọng của các nhà kinh tế về việc đồng bạc xanh sẽ phục hồi trở lại trước và sau các cuộc học của FOMC.