Thế giới đang bắt đầu phục hồi sau đại dịch Coronavirus và nền kinh tế cũng đang trên đà hoạt động trở lại, tuy nhiên các dấu hiệu của sự hồi phục trong thị trường dầu vẫn rất ảm đạm.
OPEC+ có thể đã sẵn sàng để giảm bớt việc cắt giảm sản lượng trong nửa cuối mùa hè, mặc dù thỏa thuận này vẫn chưa được thực hiện. Và mặc dù sản lượng dầu thô lưu trữ được cho là đã giảm, nhưng lượng dầu trên thị trường vẫn còn rất lớn. Các tin tức về nhu cầu dầu từ các quốc gia như Ấn Độ và Hoa Kỳ rất đa dạng.
Những người lạc quan rất vui, nhưng những người bi quan cũng có một số quan điểm của họ về tình hình hiện tại. Dưới đây chúng tôi xem xét sâu hơn về vị thế của thị trường dầu mỏ:
1. Sản xuất tăng trong tháng 8
Tháng trước OPEC đã gia hạn cắt giảm sản lượng cho tháng Bảy. Và những người theo dõi thị trường đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến tiếp theo vào tháng Tám.
Hiện tại, các dấu hiệu hướng tới của OPEC+ là nâng sản lượng khoảng 2 triệu thùng trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 8. Theo Reuters, một số nguồn tin từ OPEC+ đã xác nhận kế hoạch tăng sản lượng như vậy trừ khi nhu cầu giảm đi.
Cả Ả Rập Saudi và Nga đều đồng ý với mức nhu cầu và giá cả của dầu. Amin Nasser, Giám đốc điều hành Saudi Aramco, (HN: CEO), cho biết hôm thứ Ba rằng điều tồi tệ nhất hiện nay đối với thị trường dầu là nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã trở lại với mức khoảng 90 triệu thùng, thấp hơn so với mức khoảng 100 triệu thùng trước khi đại dịch bùng phát và các nền kinh tế buộc phải đóng cửa.
Bộ trưởng dầu mỏ Nga Alexander Novak cho rằng Nga hài lòng với giá dầu hiện tại và Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ tài sản có chủ quyền của Nga, tuyên bố ông thấy không có điểm bất lợi nào trong việc OPEC+ vẫn giữ mức cắt giảm 9,7 triệu thùng vào tháng 7 vừa qua.
Tuy nhiên, sẽ là khôn ngoan nếu có sự chuẩn bị cho một kịch bản xấu có thể xảy ra. Nếu giá dầu bắt đầu có xu hướng giảm, sản lượng dầu tăng ở Mỹ và các nơi khác, hoặc do số lượng nhu cầu yếu, OPEC có thể gây áp lực để Nga đồng ý gia hạn cắt giảm 9,7 triệu thùng thêm một tháng.
Bất kể giá dầu tăng hay giảm, rất có khả năng OPEC+ sẽ không cho phép Nga tăng sản lượng trong tháng 8. Nga đã có sự gia tăng nhu cầu trong nước đối với dầu pha trộn Urals và do đó phải hạn chế xuất khẩu trong tháng 7.
Trên thực tế, sẽ không ngạc nhiên khi thấy Nga bắt đầu tăng sản lượng ngay cả trước ngày 1 tháng 8 nếu nhu cầu trong nước tiếp tục tăng.
2. Dấu hiệu nhu cầu về dầu toàn cầu đang tăng
Dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ được lưu trữ trên tàu chở dầu trên biển đã giảm, cho thấy nhu cầu đang tăng lên khi hoạt động kinh tế trở lại.
Theo ước tính từ IHS Markit, 180 triệu thùng dầu đã được lưu trữ trên biển vào cuối tháng tư. Sau đó số lượng này đã giảm xuống chỉ còn dưới 150 triệu thùng vào cuối tháng sáu.
Các sản phẩm tinh chế được giữ trên tàu chở dầu đạt mức cao 75 triệu thùng vào giữa tháng năm, nhưng con số này đã giảm xuống còn 50 triệu thùng. Nhóm vận chuyển NORDEN dự kiến trữ lượng dầu lưu trữ nổi sẽ đạt đến mức bình thường trong quý thứ ba.
Tuy nhiên, sự sụt giảm trong kho lưu trữ nổi không phản ánh được mức tiêu thụ dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ dầu thô. Vào mùa xuân, việc lưu trữ dầu trên biển sẽ rẻ hơn đáng kể so với việc lưu trữ trên đất liền (được gọi là bù hoãn mua). Sau đó, các ưu đãi để lưu trữ dầu trên biển sẽ giảm, bởi vì việc lưu trữ dầu trên đất liền trở nên ít tốn kém hơn.
Tiêu thụ nhiên liệu ở Ấn Độ tiếp tục tăng trong tháng 6, trong khi vào tháng 4, nó đã giảm một nửa, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2007.
Ngay cả với sự tăng trưởng gần đây, nhu cầu dầu của Ấn Độ vẫn thấp hơn 12% so với năm ngoái tại thời điểm này. Tuy nhiên, bộ trưởng dầu mỏ Ấn Độ nói rằng nếu nhu cầu tiếp tục tăng ở mức hiện tại, thì thị trường dầu mỏ sẽ trở lại mức bình thường vào tháng Chín.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống chỉ còn 3,1% trong quý đầu tiên. Với tình hình kinh tế tiêu cực như hiện nay, nhu cầu dầu có thể không đạt được mức trước đó trong năm nay.
Ngoài ra, số lượng tiêu thụ nhiên liệu của Ấn Độ đã được hỗ trợ bằng chính sách cung cấp LPG miễn phí (khí hóa lỏng được sử dụng để nấu ăn) của chính phủ cho 80 triệu hộ nghèo trong thời gian phong tỏa cách ly chống dịch bệnh của Ấn Độ, nhưng chính sách này lại gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế của quốc gia này khi nhu cầu dầu bị sụt giảm đáng kể.
3. Nhu cầu về dầu của Hoa Kỳ tăng cao
Vài tuần trước, EIA dự báo rằng nhu cầu dầu ở Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng đều đặn khi các hạn chế kinh tế được dỡ bỏ. Dữ liệu EIA tiết lộ rằng các cửa hàng xăng dầu tuần trước đã tăng 1,2 triệu thùng. Điều này có thể là do việc sử dụng nhà máy lọc dầu mở rộng (94% cho tuần kết thúc vào ngày 28 tháng 6 so với 73% của tuần trước) cùng với nhu cầu xăng xe máy giảm nhẹ.
Mối quan tâm lớn nhất đối với nhu cầu của Hoa Kỳ là số lượng các ca nhiễm Covid-19 tăng cao kỷ lục dẫn đến chính phủ các quốc gia tăng cường trở lại các biện pháp hạn chế, điều đó khiến nhiều người Mỹ cắt giảm hoạt động kinh tế. Mặc dù tỷ lệ các ca nhiễm và đặc biệt là số lượng tử vong dường như đã giảm, nhưng nỗi sợ về sự gia tăng làn sóng virus thứ hai vẫn đang tác động tiêu cực đến nền kinh tế các nước trên thế giới.