Giá vàng mất đà: Khả năng rơi về mốc 3.000 USD/ounce?
Investing.com - Trung Quốc đang bước vào một kỷ nguyên sản xuất mới với mô hình “nhà máy trong bóng tối” – nơi mọi hoạt động được tự động hóa hoàn toàn, đến mức không cần ánh sáng hay con người vận hành.
Vào năm 2023, Xiaomi công bố tổ hợp sản xuất rộng 81.000 m² – tương đương 11 sân bóng đá – hoạt động liên tục không ngừng nghỉ 24/7 mà không cần người vận hành, không bật đèn, cũng không có ca kíp. Dự án này trị giá 330 triệu USD và thuộc nền tảng sản xuất siêu thông minh HyperIMP. Hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp máy móc không chỉ thực hiện theo lập trình mà còn có khả năng phân tích, thích ứng và tối ưu hóa quá trình sản xuất.
Từ đó, Xiaomi tiếp tục nâng cấp nhà máy của mình. Năm ngoái, hãng cho biết hệ thống này có thể sản xuất 10 triệu smartphone cao cấp mỗi năm với 11 dây chuyền và toàn bộ quy trình chính đều được tự động hóa. CEO Lei Jun cho biết, Xiaomi còn tự phát triển phần mềm sản xuất để đảm bảo vận hành hiệu quả.
Bên cạnh đó, một “siêu nhà máy” khác của Xiaomi rộng 720.000 m² chuyên sản xuất xe điện cũng gây ấn tượng. Tọa lạc tại Khu phát triển kinh tế - công nghệ Bắc Kinh, nhà máy này đạt mức tự động hóa tới 91% và một số quy trình như đúc khuôn lớn đạt 100%. Hơn 700 robot thực hiện liên tục các công đoạn hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định.
"Nhà máy trong bóng tối" là gì?
Mô hình này còn được gọi là nhà máy “trong bóng tối” – Lights-out Factory – với toàn bộ quá trình sản xuất được kiểm soát và điều phối bởi phần mềm quản lý (MOM). Con người chỉ can thiệp nếu có sự cố hoặc cần giám sát. Mô hình này phụ thuộc phần lớn vào hệ thống AI và robot, trong đó HyperIMP đóng vai trò là "bộ não", không chỉ điều khiển mà còn "dạy" robot làm việc như kỹ sư thật sự – từ phát hiện sai sót, tự sửa lỗi cho đến dự đoán sự cố.
Với quy trình hoàn toàn tự động, các nhà máy này không còn cần hệ thống phục vụ con người như ánh sáng, điều hòa, phòng nghỉ… Điều này vừa tiết kiệm chi phí, vừa tăng hiệu suất sản xuất. Theo IEA, việc loại bỏ yếu tố con người giúp tiết kiệm 15–20% năng lượng. Đồng thời, AI trong môi trường này có thể kiểm soát chất lượng với độ chính xác cao hơn con người.
Cả một thập kỷ chuẩn bị
Trước kia, nhà máy tự động hoàn toàn bị xem là phi thực tế ở quy mô lớn. Nhưng nhờ sự phát triển mạnh mẽ của AI và robot, mô hình “Dark Factory” giờ đây đã khả thi hơn bao giờ hết. Trung Quốc hiện đi đầu nhờ chiến lược phát triển từ sớm.
Từ năm 2015, kế hoạch “Made in China 2025” thúc đẩy robot, AI và sản xuất thông minh. Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, năm 2022, Trung Quốc lắp đặt gần 290.000 robot công nghiệp – hơn một nửa tổng số robot toàn cầu. Mật độ robot hiện tại của Trung Quốc là 470 robot trên mỗi 10.000 công nhân, đứng sau Hàn Quốc và Singapore.
Đóng vai trò không thể thiếu trong Dark Factory là hệ thống cảm biến cao cấp, công nghệ thị giác máy tính, Lidar, hồng ngoại… giúp robot “cảm nhận” môi trường. Cùng với đó là sự phát triển mạnh về AI, học máy và IoT, tạo thành mạng lưới kết nối thông minh giữa các thiết bị máy móc trên toàn dây chuyền.
Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển đổi thành công sang mô hình này. CPTC thay thế đến 90% nhân sự bằng máy móc. MEGVII xây dựng nhà máy hoạt động liên tục 24/7 tại Chiết Giang. Gree Electric hợp tác với Huawei và China Unicom để vận hành “nhà máy tắt đèn 5.5G” được cho là lớn nhất thế giới, nâng hiệu suất lên tới 86%.
Ngoài ra, Baogang Group tiết kiệm gần 100.000 USD/năm nhờ dùng robot để xử lý xỉ thép nóng chảy. Viện Động cơ Hàng không Vũ trụ Tây An ứng dụng nhà máy tối để sản xuất linh kiện cho tên lửa.
Lợi ích và hệ lụy xã hội
Dark Factory được đánh giá cao nhờ khả năng tăng hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm lỗi và hỗ trợ mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Tuy nhiên, sự thay thế lao động bằng robot cũng dẫn đến lo ngại lớn về thất nghiệp.
Hiện nay, ngành sản xuất Trung Quốc sử dụng hơn 100 triệu lao động. Việc tự động hóa sâu rộng có thể khiến nhiều người mất việc, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế không ổn định. Đã từng có đình công ở Quảng Đông năm 2023 vì lo sợ robot thay thế.
Bên cạnh vấn đề xã hội, việc chuyển đổi sang mô hình này cũng đòi hỏi đầu tư lớn vào đào tạo lại người lao động, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ như bảo trì robot, AI hay phân tích dữ liệu. Ngoài ra, các rủi ro kỹ thuật như bảo mật, độ tin cậy của hệ thống, hay khả năng ra quyết định của AI vẫn là những thách thức chưa thể bỏ qua.
Theo giới phân tích, một giải pháp kết hợp giữa con người và máy móc trong từng lĩnh vực cụ thể có thể là hướng đi bền vững hơn – khi sản xuất hàng loạt nên để robot đảm nhiệm, còn những ngành đòi hỏi kỹ năng thủ công hoặc sáng tạo vẫn cần sự tham gia của con người.