🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Trung Quốc không còn là nhà cung ứng quần áo hàng đầu của Mỹ khi Việt Nam chiếm thị phần

Ngày đăng 16:00 08/08/2020
Trung Quốc không còn là nhà cung ứng quần áo hàng đầu của Mỹ khi Việt Nam chiếm thị phần

Vietstock - Trung Quốc không còn là nhà cung ứng quần áo hàng đầu của Mỹ khi Việt Nam chiếm thị phần

7 tháng trước, Trung Quốc vẫn là nhà cung ứng hàng hóa lớn nhất cho các công ty thời trang tại Mỹ, nhưng những lợi thế của Trung Quốc trước Việt Nam đã dần dần biến mất vì đại dịch Covid-19 và căng thẳng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tổng giá trị hàng may mặc nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ giảm từ gần 30% (năm 2019) xuống 20% trong nửa đầu năm 2020, hiện bằng với Việt Nam sau khi đất nước hình chữ “S” cải thiện thị phần từ 16% lên 20%, theo Bộ Thương mại Mỹ.

Sự xói mòn của vị thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng thời trang Mỹ phần nào phản ánh căng thẳng ngày càng gay gắt, khi các công ty thời trang Mỹ bị buộc phải giảm bớt sự lệ thuộc vào các nhà cung ứng Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại, đại dịch Covid-19 và mối quan hệ song phương ngày càng tệ đi.

Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Ngành Thời trang Mỹ thăm dò 25 giám đốc điều hành từ các công ty thời trang hàng đầu trong quý 2/2020. Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết nhập khẩu từ hàng loạt quốc gia – trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, trong khi 29% cho biết họ nhập khẩu từ Việt Nam nhiều hơn Trung Quốc trong năm nay, tăng từ mức 25% trong năm 2019.

Dữ liệu công bố trong tuần này từ Văn phòng Hàng may mặc thuộc Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, về phương diện số lượng, Trung Quốc vẫn đóng góp ít nhất 30% hàng may mặc nhập khẩu của Mỹ trong nửa đầu năm 2020.

Thế nhưng, điều quan trọng là các nhà cung ứng Trung Quốc đã hạ giá hàng hóa xuống dưới mức trung bình để duy trì các đơn đặt hàng bên ngoài và tồn tại qua khoảng thời gian nhu cầu yếu ớt hiện tại.

Đơn giá hàng may mặc của Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 16% trong nửa đầu năm 2020, giảm mạnh hơn nhiều so với mức giảm giá trung bình 3% của tất cả hàng may mặc nhập khẩu. Giá từ các nhà cung cấp Trung Quốc thấp hơn khoảng 30% so với các nước châu Á khác trong năm nay.

Tính đến tháng 7/2020, khoảng 30 tỷ USD hàng dệt may, may mặc và sản phẩm dệt may gia đình mà Mỹ nhập từ Trung Quốc (chiếm 90% trong tổng số) phải chịu thêm hàng rào thuế quan 7. 5% bên cạnh mức thuế thông thường vì chiến tranh thương mại.

“Nếu căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang, có khả năng là các công ty thời trang Mỹ sẽ phải cắt giảm nguồn hàng từ Trung Quốc, ngay cả khi đó không phải là một phương án có lợi về mặt kinh tế”, Sheng Lu, Giáo sư nghiên cứu ngành thời trang và may mặc tại Đại học Delaware, cho biết.

Lo ngại về tình trạng lao động cưỡng bức trong ngành sản xuất quần áo ở Khu tự trị Tân Cương trở thành rào cản kìm hãm hoạt động nhập khẩu hàng may mặc và hàng dệt may khác từ Trung Quốc vào Mỹ.

Một giám đốc tham gia cuộc khảo sát cho biết họ đã “hủy các đơn đặt hàng; chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi khu vực đó hoàn toàn, trong khi một giám đốc khác cho biết họ đã “làm việc với các kiểm toán viên để đẩy mạnh nỗ lực kiểm tra và đảm bảo hàng nhập khẩu không do lao động bị cưỡng bức làm ra.

Mối quan hệ ngày càng tệ đi giữa Mỹ và Trung Quốc cũng thôi thúc các công ty Trung Quốc dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sang các quốc gia lân cận để tận dụng chi phí lao động thấp hơn và tránh hàng rào thuế quan từ Mỹ. Tuy nhiên, làn sóng dịch chuyển này đã chậm lại trong năm nay vì các giới hạn đi lại.

“Các khoản đầu tư nước ngoài thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam phát triển và mở rộng năng lực sản xuất hàng may mặc”, ông Lu nói thêm.

Trong 3 thập kỷ qua, dòng vốn FDI chảy vào ngành dệt may và may mặc Việt Nam lên tới 19.5 tỷ USD, trong đó Hàn Quốc là nguồn rót vốn hàng đầu, kế đó là Đài Loan, Hồng Kông và Trung quốc, theo Bộ Đầu tư và Kế hoạch Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã giảm xuất khẩu quần áo thành phẩm và tăng xuất khẩu vật liệu dệt tới các quốc gia khác – tại đó họ chuyển thành hàng may mặc. Trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng 31%, trong khi các lo hàng may mặc và phụ kiện giảm 16%, theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

“Điều quan trọng là nhận ra Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng trọng yếu trong việc cung ứng hàng dệt may cho các quốc gia xuất khẩu quần áo tại châu Á”, ông Lu nói.

Xét về giá trị, hơn 50% hàng dệt may nhập vào các quốc gia châu Á khác đến từ Trung Quốc trong năm 2019, cao hơn so với mức 37.2% của 1 thập kỷ trước.

Mặc dù các công ty thời trang Mỹ giảm phụ thuộc vào hoạt động sản xuất Trung Quốc trong vài năm qua, nhưng Trung Quốc vẫn là cơ sở quan trọng để nhập hàng trong tương lai gần, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 khiến nhiều công ty phải cắt giảm chi phí đáng kể.

Khoảng 70% chuyên gia tham gia phỏng vấn với Hiệp hội Ngành Thời trang Mỹ dự báo giảm nguồn hàng nhập từ Trung Quốc đến năm 2022, giảm từ mức 83% trong năm 2019.

“Rất khó để công ty chúng tôi tìm kiếm nguồn nhập khác ngoài Trung Quốc”, một vị Giám đốc cho biết. “Chúng tôi cũng không thể tiếp cận tới các loại vải, mức giá và khối lượng thích hợp ở các khu vực khác. Các khu vực khác phải phát triển năng lực để chúng tôi có thể rời bỏ Trung Quốc. Do đó, chúng tôi đang tìm các cách cắt giảm chi phí”.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.