Trung Quốc đứng sau khoản nợ hàng tỷ USD của Angola?

Ngày đăng 20:37 24/09/2020
Trung Quốc đứng sau khoản nợ hàng tỷ USD của Angola?

Vietstock - Trung Quốc đứng sau khoản nợ hàng tỷ USD của Angola?

Trung Quốc được cho là chủ nợ bí ẩn đằng sau khoản nợ ngày càng lớn của Angola, đồng thời cũng đã hậu thuẫn cho quốc gia Nam Phi này nhận được khoản hỗ trợ từ IMF có trị giá lên tới 1.765 tỷ USD.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán để tái cấu trúc khoản nợ của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) vẫn còn gây nhiều tranh cãi, theo các chuyên viên phân tích.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Angola – nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của châu Phi – “đã đạt được thỏa thuận về việc tái cơ cấu nợ với hai trong số các chủ nợ lớn giấu tên và “đang trong quá trình đàm phán với họ để hoàn tất phương thức hoạt động của các thỏa thuận này”. Nhiều khả năng các chủ nợ này là ngân hàng Trung Quốc.

Trong báo cáo tài chính về Angola được công bố vào ngày 21/09, IMF cho biết việc tái cấu trúc nợ sẽ “giảm bớt áp lực tài chính và nhu cầu tài chính” đối với đất nước đang chìm ngập trong nợ nần này. Trước đó, Angola chứng kiến ​​triển vọng kinh tế xấu đi từng ngày do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và giá dầu trồi sụt.

Nền kinh tế Angola đang trong tình trạng suy thoái năm thứ 5 liên tiếp. Với việc dầu mỏ chiếm 95% xuất khẩu và 2/3 nguồn thu của Chính phủ, nền kinh tế của quốc gia châu Phi này cũng lao đao vì giá dầu trượt dốc. IMF dự báo tỷ lệ nợ công của nước này sẽ chạm mức tương đương 123% GDP vào cuối năm nay.

Theo báo cáo của IMF, thỏa thuận tái cơ cấu nợ với một trong hai chủ nợ lớn đã ký kết hồi tháng 6 sẽ cho Angola thời hạn 3 năm để thanh toán nợ gốc. Các khoản nợ gốc đến hạn từ nửa cuối năm 2020 đến năm 2023 sẽ được hoàn trả trong 7 năm sau thời gian ân hạn.

Trong khi đó, thỏa thuận giữa Angola với chủ nợ lớn thứ hai đang được xem xét tái cơ cấu khoản thanh toán nợ gốc.

Phó Tổng Giám đốc IMF Antoinette Sayeh cho biết Angola đã “tiến tới thỏa thuận tái cấu trúc nợ với một vài chủ nợ lớn để giảm bớt rủi ro liên quan đến sự bền vững về nợ”.

IMF từ chối nêu cụ thể chủ nợ được đề cập trong báo cáo của mình, nhưng các chuyên viên phân tích cho biết các thỏa thuận liên quan đến các ngân hàng Trung Quốc, bao gồm Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc (CEB), Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC).

Bắc Kinh vẫn không hề công khai bất kỳ thỏa thuận tái cơ cấu nợ nào với Angola nhưng tuyên bố họ đạt được thỏa thuận với hơn 10 quốc gia vào cuối tháng 7, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nước này nhận được hơn 20 yêu cầu tái cơ cấu nợ kể từ khi thỏa thuận giãn nợ của nhóm G20 được thông qua hồi tháng 4. Tuy nhiên, Trung Quốc không cho biết quốc gia nào được hưởng lợi từ việc giãn nợ.

Mark Bohlund, Chuyên viên phân tích tín dụng cấp cao tại REDD Intelligence có trụ sở ở New York, cho biết Trung Quốc đã chấp nhận tái cấu trúc khoản nợ từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, nhưng “vẫn phản đối tái cấu trúc nợ từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc khi không có quốc gia nào thực hiện điều này”.

Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cho vay 15 tỷ USD trong tổng số 20 tỷ USD khoản cho vay của các chủ nợ Trung Quốc tại cuối năm 2019, theo REDD Intelligence.

Ngân hàng Thế giới (WB) muốn khoản nợ này được tính tới trong Sáng kiến Trì hoãn Trả Nợ (DSSI) – một thỏa thuận của G20 cho phép hoãn trả nợ đối với các khoản nợ đến hạn trong tháng 5-12/2020 từ 73 quốc gia có thu nhập thấp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 (hầu hết ở châu Phi và một số ở châu Á).

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Liu Kun gần đây cho biết Ngân hàng Thế giới (WB) “nên làm gương trong việc trì hoãn trả nợ” và tham gia vào thỏa thuận của G20, nhưng phương án này đã bị các thành viên của WB và IMF phản đối.

Một thỏa thuận tái cơ cấu nợ từ Trung Quốc – chủ nợ lớn nhất của Angola – được cho là điều kiện tiên quyết để IMF phê duyệt bất kỳ khoản hỗ trợ nào khác cho quốc gia này. Đây là cách đã được IMF sử dụng trước đây, khi họ trì hoãn cung cấp khoản vay cho Cộng hòa Công-gô cho đến khi quốc gia này tái cấu trúc với Bắc kinh. Zambia cũng từng rơi vào tình huống tương tự.

Hôm 31/08, các thành viên của Câu lạc bộ Paris (bao gồm các quốc gia là chủ nợ lớn) đã đồng thuận giãn nợ cho Angola, cho phép trì hoãn thanh toán khoản nợ 310 triệu USD đến hạn từ ngày 01/05-31/12/2020.

Các cuộc đàm phán tái cơ cấu nợ với Trung Quốc hầu như vẫn được giữ bí mật. Bradley Parks, Giám đốc điều hành của AidData – một phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Đại học William và Mary ở Virginia, cho biết các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc thích đàm phán các thỏa thuận gia hạn nợ một cách kín đáo và song phương.

Ông cho biết, Trung Quốc không muốn tiết lộ công khai các điều khoản của các thỏa thuận gia hạn nợ bởi vì họ lo ngại rằng làm như vậy có thể gây ra một làn sóng yêu cầu giãn nợ mới từ các nước đi vay khác.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.