Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/1 nói, tình trạng bế tắc hiện nay giữa nước này và Ukraine không phải bắt đầu vào năm 2022 mà thực chất là vào năm 2008. Quốc tếTổng thống Nga nói xung đột với Ukraine bắt đầu từ 2008Hoài Linh • {Ngày xuất bản}Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/1 nói, tình trạng bế tắc hiện nay giữa nước này và Ukraine không phải bắt đầu vào năm 2022 mà thực chất là vào năm 2008.
Hãng tin RT dẫn lời ông Putin phát biểu trước lãnh đạo các cộng đồng địa phương trên khắp nước Nga rằng phương Tây đã kích động cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine bằng cách dẫn dụ Kiev với triển vọng trở thành thành viên NATO. Động thái này đã thay đổi mạnh mẽ tình hình an ninh ở lục địa.
Người đứng đầu nước Nga sau đó dẫn lời cựu Tổng thống Czech, người mà ông Putin nói rằng trước đây từng thú nhận cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga bắt đầu vào mùa hè năm 2008 khi khối quân sự do Mỹ đứng đầu quyết định mở cánh cửa với Ukraine và Gruzia.
Hiện chưa rõ có phải Tổng thống Putin nói về ông Milos Zeman hay không và tuyên bố của ông Zeman là gì. Ông Zeman có quan hệ thân thiết với Moscow trong nhiều năm nhưng đã lên án mạnh mẽ Nga hồi tháng 2/2022 sau khi Tổng thống Putin ra lệnh mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Tổng thống Putin lưu ý rằng khi Ukraine trở thành một quốc gia độc lập vào đầu những năm 1990, nước này đã tuyên bố trung lập. Tuyên bố về chủ quyền nhà nước của Ukraine, được thông qua vào tháng 7/1990 cho hay nước này có ý định trở thành một quốc gia trung lập vĩnh viễn, không tham gia vào bất cứ khối quân sự nào và tuân thủ các quy nguyên tắc phi hạt nhân như không chấp nhận, sản xuất hay mua vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, theo ông Putin, tình hình bắt đầu thay đổi nhanh chóng sau khi cuộc đảo chính 2014 được phương Tây hậu thuẫn diễn ra ở Kiev. Cuối năm đó, Quốc hội Ukraine (Verkhovnaya Rada) đã thông qua các sửa đổi luật và bãi bỏ vị thế trung lập của nước này. Tổng thống Ukraine khi đó là ông Poroshenko đã công bố các sửa đổi.
Năm 2017, theo luật mới, việc gia nhập NATO trở thành ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Ukraine. Hai năm sau, các nhà lập pháp Ukraine sửa đổi hiến pháp quốc gia để tuyên bố "đường lối chiến lược nhằm giành được tư cách thành viên đầy đủ trong EU và NATO" là "cơ sở của chính sách đối nội và đối ngoại".
Moscow thường xuyên bày tỏ lo ngại về việc NATO xâm phạm biên giới Nga và gọi đây là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Trước khi cuộc xung đột hiện nay bùng nổ, Moscow đã đưa ra một kế hoạch toàn diện nhằm đảm bảo an ninh ở châu Âu.
>> Vì sao ông Putin thừa nhận vai trò bí mật của Liên Xô trong Chiến tranh Triều Tiên?