Ông giải thích giới trẻ thường theo đuổi sự hài lòng trước mắt và khát vọng nghề nghiệp mà không có chiến lược tài chính dài hạn. Trong một video YouTube năm 2018, tác giả nổi tiếng Robert Kiyosaki, cha đẻ của cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc, có giá trị về giáo dục tài chính cho thế hệ trẻ cùng với những cạm bẫy tài chính phổ biến mà họ thường gặp phải.
Tác giả nổi tiếng Robert Kiyosaki |
Kiyosaki nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận ra giá trị của thời gian, đặc biệt là khi còn trẻ.
Vị tỷ phú nhấn mạnh một trong những sai lầm lớn nhất của những người trẻ hiện nay là "Tôi không cần phải lo lắng vì tôi vẫn còn trẻ". Đó là lỗi sai "chết người" mà hầu hết mọi người hay vấp phải.
"Cuối cùng, bạn già đi và không còn trẻ nữa", ông nói thêm. Kiyosaki nhận định rằng thời gian là một trong những tài sản đồng thời là khoản nợ quan trọng nhất trong cuộc đời.
Ông chia sẻ quan sát của mình về những người bạn, mặc dù kiếm được nhiều tiền trong suốt cuộc đời nhưng cuối cùng thành tựu lại chẳng có gì đáng nhắc tới. Trọng tâm là do họ chỉ thỏa mãn sự hài lòng ngay lập tức, được tượng trưng bằng của cải vật chất và lối sống. Thay vì tìm cách đảm bảo tài chính lâu dài và xây dựng tài sản.
“Khi còn trẻ, bạn đang tận hưởng rất nhiều niềm vui và cuộc sống thật thú vị. Quả thật, điều đó thật mới mẻ", ông nói. Dù vậy, sự phấn khích này, tuy là một phần tự nhiên của tuổi trẻ, nhưng có thể trở thành con dao hai lưỡi.
Kiyosaki nói: “Tuổi trẻ thật tuyệt vời, ngoại trừ việc nó có thể trở thành gánh nặng đối với bạn. Điều này nhấn mạnh những cạm bẫy tiềm tàng của thái độ thờ ơ đối với việc lập kế hoạch và trau dồi kiến thức tài chính ngay từ khi còn trẻ".
Đi sâu để tìm câu trả lời cho xu hướng này, ông giải thích giới trẻ thường theo đuổi sự hài lòng trước mắt và khát vọng nghề nghiệp mà không có chiến lược tài chính dài hạn.
Ông cho hay rất nhiều người trẻ bị mắc kẹt ở giai đoạn lên kế hoạch. Họ muốn kiếm thật nhiều tiền và họ nói "ồ, tôi muốn có một sự nghiệp...hoặc tôi sẽ bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình". Cách tiếp cận này, mặc dù đầy tham vọng nhưng lại thường bỏ qua tầm quan trọng của việc hiểu rõ các con đường tài chính khác nhau.
Cuốn sách "Rich Dad's Cashflow Quadrant" của Kiyosaki phân loại các con đường tài chính thành nhân viên (E), doanh nghiệp nhỏ/tự kinh doanh (S), doanh nghiệp lớn (B) và nhà đầu tư chuyên nghiệp (I).
Quá tập trung vào việc theo đuổi đam mê
Tác giả "Cha già, cha nghèo" cũng xác định một lỗi nghiêm trọng khác trong cách tiếp cận của người trẻ: “Sai lầm lớn mà tôi thấy người trẻ mắc phải là họ tập trung vào việc muốn làm những gì họ yêu thích".
Trong khi việc theo đuổi đam mê của một người thường được tôn vinh, Kiyosaki lại cho rằng điều này có thể dẫn đến những tổn thương về tài chính. Trên thực tế, để đạt được thành công tài chính đáng kể thường đòi hỏi bạn phải bước ra khỏi vùng an toàn và tìm hiểu về các khía cạnh phức tạp và đôi khi không mấy thú vị của tài chính.
Kiyosaki nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào những gì bạn yêu thích hơn là chỉ làm những gì bạn yêu thích.
Ông phân biệt giữa niềm đam mê mà ông mô tả là “tham lam” và mục tiêu bản thân hướng tới. Theo đó, hành trình trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp của ông không phải do đam mê mà bởi mục đích đạt được tự do và độc lập về tài chính.
Một khía cạnh quan trọng trong thông điệp của Kiyosaki là về rủi ro đầu tư và giáo dục. Để tránh rủi ro cao đòi hỏi trình độ học vấn và sự cống hiến cao hơn.
Đối với ông, hành trình đi đến độc lập tài chính bao gồm việc tìm hiểu về thuế, nợ, bảo hiểm và nhiều điều mà Kiyosaki không hề hứng thú, để đạt được mục tiêu tự do tài chính. Nhưng cuối cùng nó cũng phát huy giá trị.
“Tôi đang kiếm được hàng triệu USD", ông nói. “Số tiền tôi kiếm được trong một ngày lớn hơn nhiều người kiếm được cả đời".
>> Tác giả ‘Cha giàu, Cha nghèo’ Robert Kiyosaki: 'Nếu muốn nghèo, hãy đi học'