Điều không tưởng đã xảy ra khi thậm chí Trung Quốc còn hoàn thành dự án trước thời hạn vài tháng. Trung Quốc từ lâu đã khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục về những thành tựu vang dội trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nhiều quốc gia thậm chí còn thường xuyên cử người đến Trung Quốc để học hỏi, hợp tác kỹ thuật. Thậm chí, siêu cường thế giới như Mỹ cũng phải nhờ cậy đến công nghệ của quốc gia tỷ dân để "giải cứu" siêu dự án trị giá 50 tỷ USD.
Theo The New York Times, vào năm 2011, Mỹ đã nhờ Trung Quốc sửa chữa giúp cây cầu Oakland, nằm ở San Francisco.
Cầu được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1963 và là đầu mối giao thông cực kỳ quan trọng của nước Mỹ. Tuy nhiên, cầu bị hư hại sau trận động đất Loma Prieta năm 1989. Thời điểm đó, cây cầu gặp nhiều trục trặc khiến cho hoạt động lưu thông xảy ra nhiều vấn đề, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của các khu vực lân cận.
Cầu Oakland ở California (Mỹ) nối Oakland với San Francisco |
Do việc sửa chữa cây cầu bị trì hoãn trong thời gian dài, Mỹ bắt đầu cử người liên lạc với Nhật Bản với mong muốn các chuyên gia cầu đường Nhật Bản có thể hỗ trợ kỹ thuật. Tuy nhiên, sau nhiều khó khăn, lãng phí thời gian và tiền bạc, Nhật Bản vẫn không thể giải quyết được sự cố kỹ thuật này.
Cuối cùng, Mỹ quyết định liên hệ với Trung Quốc để tiến hành hợp tác sửa chữa cây cầu. Sau khi kiểm tra hiện trường, đội ngũ kỹ sư Trung Quốc đã tiếp nhận công trình, đồng thời chỉ đạo đội ngũ nhân viên của mình làm việc ngày đêm để khắc phục các vấn đề. Điều không tưởng đã xảy ra khi thậm chí Trung Quốc còn hoàn thành dự án trước thời hạn vài tháng.
Được biết, để đạt được tốc độ xây dựng thần tốc như vậy, Trung Quốc đã phải sử dụng công nghệ xây cầu tự động với hơn 150 nhân viên giám sát đặc biệt. Với hệ thống kiểm tra tự động tiên tiến kết hợp định vị GPS, các kỹ sư Trung Quốc đã tiến hành đo lường, phân tích và đưa ra các quyết định chính xác nhất trong quá trình tu sửa cây cầu.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, cỗ máy thông minh này chịu đựng được điều kiện thời tiết khắc nghiệt và điều kiện đường sá phức tạp, đặc biệt phù hợp với môi trường nước biển xung quanh cây cầu. Ngoài ra, cỗ máy này được bổ sung thêm nhiều thiết kế thành phần cơ khí để đảm bảo có thể đối phó với nhiều tình huống phức tạp khác nhau. Cỗ máy này của Trung Quốc không chỉ giúp Mỹ giải quyết vấn đề sửa chữa cầu mà còn giúp tiết kiệm chi phí tới hàng trăm triệu USD.
Việc giúp Mỹ xử lý siêu dự án trị giá hàng tỷ USD một lần nữa chứng minh năng lực cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, thu hút sự chú ý rộng rãi từ các nước trên thế giới. Nhiều quốc gia trên thế giới hy vọng Trung Quốc có thể cử người đến hợp tác với họ trong các dự án sau này.
Thậm chí, sau khi nhiều chuyên gia đến Trung Quốc thị sát, họ bất ngờ phát hiện ra rằng những cây cầu được xây dựng ở Trung Quốc có thể sử dụng ít nhất vài thập kỷ và còn có thể chịu được động đất.
>> Trung Quốc khởi công 'siêu dự án' nhà máy thủy điện bậc nhất thế giới: Độ cao lên tới 4.300m, lưu trữ 12,6 triệu KWh điện mỗi ngày