Theo các nhà phân tích, nguy cơ xảy ra một "cuộc xung đột vũ trang" nổ ra trên bán đảo Triều Tiên trong những tháng tới đã đạt đến mức nghiêm trọng, khi hoạt động rải truyền đơn chỉ trích Triều Tiên gia tăng và hai bên đã đình chỉ một phần hiệp định quân sự quan trọng. Quốc tếNguy cơ bùng nổ xung đột tại biên giới liên TriềuBắc Hiệp - Theo SCMP • {Ngày xuất bản}Theo các nhà phân tích, nguy cơ xảy ra một "cuộc xung đột vũ trang" nổ ra trên bán đảo Triều Tiên trong những tháng tới đã đạt đến mức nghiêm trọng, khi hoạt động rải truyền đơn chỉ trích Triều Tiên gia tăng và hai bên đã đình chỉ một phần hiệp định quân sự quan trọng.
Các bóng bay mang theo truyền đơn được thả từ phía Hàn Quốc. Ảnh: AP |
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kim Yung-ho hôm thứ Ba cho biết chính phủ nước này sẽ tôn trọng “quyền tự do ngôn luận” theo hiến pháp và cho phép các nhà hoạt động rải truyền đơn qua biên giới vào miền Bắc.
Ông Kim trích dẫn một phán quyết của tòa án vào tháng 9 cho rằng điều luật được ban hành năm 2020 trong đó quy định cấm hành vi phát tờ rơi là vi hiến. Những người vi phạm phải đối mặt với mức án tối đa là 3 năm tù và phạt tiền 30 triệu won (22.700 USD).
Tháng trước, Triều Tiên đe dọa sẽ “rải một loạt đạn pháo” xuống miền Nam vì truyền đơn chống miền Bắc, lên án chiến dịch này là hành vi gây “chiến tranh tâm lý” và “một cuộc tấn công phủ đầu” sẽ đóng vai trò như một “ngòi nổ” của một cuộc chiến.
“Không có gì đảm bảo rằng các cuộc xung đột quân sự như ở châu Âu và Trung Đông sẽ không nổ ra trên bán đảo Triều Tiên”, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cảnh báo, đề cập đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine và cuộc chiến Israel-Gaza.
Triều Tiên từng cáo buộc Hàn Quốc sử dụng những tờ truyền đơn nhằm phát tán mầm bệnh COVID-19. Năm 2014, hai miền đã đấu súng máy sau khi Triều Tiên cố gắng bắn hạ những quả bóng bay mang truyền đơn chỉ trích chính quyền nước này.
Triều Tiên vào năm 2020 đã cho nổ tung văn phòng liên lạc liên Triều ở thị trấn biên giới Kaesong sau khi phía Hàn Quốc thả truyền đơn bằng khinh khí cầu.
Hàn Quốc tháng trước đã đình chỉ một phần thỏa thuận được thiết kế nhằm làm giảm căng thẳng quân sự liên Triều năm 2018 nhằm đáp lại vụ phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên của Triều Tiên.
Vụ phóng vệ tinh đã khiến Hàn Quốc có cớ thực hiện các cuộc trinh sát bằng máy bay không người lái gần biên giới. Triều Tiên ngay lập tức đáp trả bằng cách hủy bỏ hoàn toàn hiệp định quân sự, cam kết triển khai thêm lực lượng vũ trang và vũ khí mới ở biên giới.
Một số nhà phân tích cảnh báo hai miền không nên đình chỉ hiệp định quân sự, cho rằng chức năng của nó như một “chiếc chốt an toàn” cho nền hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Giáo sư Yang Moo-jin từ Đại học Bắc Triều Tiên cho biết: “Thỏa thuận năm 2018, mặc dù có phần thiếu sót, nhưng đã đóng vai trò như một chốt an toàn cho hòa bình và việc hủy bỏ thỏa thuận này giống như tháo chốt an toàn khỏi một quả lựu đạn”.
Những người thả truyền đơn từ Hàn Quốc cho biết họ sẽ tiếp tục hoạt động của mình vào mùa xuân khi hướng gió thay đổi.
“Miền Bắc rất có thể sẽ đáp trả bằng cách bắn súng phòng không vào khinh khí cầu và đạn sẽ rơi xuống miền Nam, buộc binh sĩ Hàn Quốc phải đáp trả bằng cách nổ súng”, giáo sư Yang đề cập đến vụ việc năm 2014. “Điều gì sẽ xảy ra kể từ đó trở đi sẽ là điều ai cũng có thể đoán được nếu không có thỏa thuận năm 2018".
Chuyên gia Cho Han-bum của Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc cũng bày tỏ quan ngại tương tự.
“Tôi lo ngại rằng một cuộc đụng độ vũ trang liên quan đến việc rải truyền đơn chỉ là vấn đề thời gian", ông Cho nói.
Giáo sư Terence Roehrig từ Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết mặc dù Triều Tiên đã nhiều lần vi phạm hiệp định năm 2018 và không tuân thủ tinh thần của hiệp định, nhưng “Hàn Quốc thà có thỏa thuận còn hơn là vứt bỏ nó".