Việc các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ rút lui khỏi Trung Quốc do gặp nhiều rủi ro đã khiến các quỹ Trung Quốc phải tìm nguồn huy động khác để giảm bớt sự phụ thuộc vào đầu tư của Mỹ. Quốc tếMỹ ồ ạt rời khỏi thị trường tỷ dân, Trung Quốc quay sang "cầu cứu" Trung ĐôngPhương Nhi • 11/10/2023 16:00Việc các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ rút lui khỏi Trung Quốc do gặp nhiều rủi ro đã khiến các quỹ Trung Quốc phải tìm nguồn huy động khác để giảm bớt sự phụ thuộc vào đầu tư của Mỹ.
Bảy quỹ đầu tư cổ phần của Trung Quốc, bao gồm các quỹ phòng hộ và quỹ tương hỗ, hiện đang quản lý tổng tài sản trị giá hơn 500 tỷ USD. Họ cho biết đã đến thăm Trung Đông trong năm nay để huy động vốn, trong đó có 3 quỹ là lần đầu tiên tham gia.
Song song với đó, các nhà đầu tư Trung Đông cũng mong muốn phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho Trung Quốc. Bởi họ có thể hưởng lợi từ việc thị trường đang bị định giá thấp hơn và tác động từ các biện pháp kích thích của Chính phủ nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi.
Việc các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ rút lui khỏi Trung Quốc do gặp nhiều rủi ro đã khiến các quỹ Trung Quốc phải tìm nguồn huy động khác để giảm bớt sự phụ thuộc vào đầu tư của Mỹ.
Việc tìm kiếm nguồn vốn mới có thể ảnh hưởng đến bối cảnh quỹ phòng hộ châu Á, nơi các công ty Trung Quốc chiếm hơn một nửa thị trường.
Effie Vasilopoulos, đồng lãnh đạo nhóm quỹ đầu tư châu Á -Thái Bình Dương của công ty luật Sidley Austin, cho biết: “Trước đây, có lẽ chủ đạo của nguồn huy động vốn tại Trung Quốc thuộc về Mỹ”.
"Nhưng nếu nhà đầu tư Mỹ rời đi, chúng tôi thực sự tập trung vào việc thay thế nguồn vốn đó bằng các nguồn vốn khác nhằm giảm rủi ro cho căng thẳng Mỹ -Trung. Vì vậy, động lực đó đang dẫn nhiều khách hàng của chúng tôi đến từ Trung Đông."
Nhưng sự tiếp đón nồng nhiệt đến từ phía Trung Đông đã khiến các nhà quản lý cảm nhận được sự thay đổi sâu sắc hơn.
Steven Luk, Giám đốc điều hành của FountainCap Research & Investment, một trong bảy quỹ đã đến thăm Trung Đông năm nay, cho biết: “Tâm lý đối với Trung Quốc của các nhà đầu tư Trung Đông là tích cực nhất so với các nhóm nhà đầu tư khác”.
Một quỹ phòng hộ đầu tư dài hạn đã đầu tư vào Trung Quốc kể từ năm 2015, cho biết mức tăng gần gấp đôi quy mô tài sản của mình lên 2,1 tỷ USD kể từ cuối năm ngoái, nhờ dòng vốn chủ yếu từ châu Âu và Trung Đông. Bước tiếp theo, công ty muốn xây dựng mối quan hệ ở Úc để huy động vốn.
Erin Wu tại OP Investment Management, một quỹ phòng hộ có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết nhiều cố vấn cũng đã làm theo để mở rộng sự hiện diện của họ ở vùng Vịnh.
Wong Kok Hoi, CIO tại APS Asset Management có trụ sở tại Singapore, cho biết: "Một mặt, Trung Quốc đang được định giá rẻ và mặt khác cần đa dạng hóa”.
Được biết, APS đã thu hút nguồn vốn mới từ các nhà đầu tư Trung Đông và Châu Phi trong năm nay.
Wong cho biết có thể còn quá sớm để dự đoán dòng vốn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong những tháng tới, nhưng chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư Trung Đông với các thị trường khác ngoài Mỹ sẽ không thay đổi nhiều.
Xem thêm: Quốc gia châu Á bùng nổ: GDP tăng trưởng top đầu thế giới, được các nhà đầu tư quốc tế lựa chọn để thay thế Trung Quốc