Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 17/1 cho rằng nền kinh tế toàn cầu dự kiến có mức tăng trưởng được cải thiện trong năm nay. Quốc tếIMF phân tích triển vọng kinh tế toàn cầuPV • {Ngày xuất bản}Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 17/1 cho rằng nền kinh tế toàn cầu dự kiến có mức tăng trưởng được cải thiện trong năm nay.
Trong sự kiện được tổ chức bên lề hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024) tại Davos (Thụy Sĩ), bà Georgieva cho rằng nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ, vượt qua đánh giá ban đầu vào năm 2023. Tuy nhiên, bà Georgieva thừa nhận khả năng gặp phải những thách thức nhất định trong quá trình chuyển giao từ năm 2023 sang 2024. Bà Georgieva nhận định: “Nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy khả năng phục hồi đáng chú ý, với năm 2023 vượt qua kỳ vọng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị đang diễn ra có thể tiềm ẩn rủi ro, dẫn đến áp lực giá tăng và thách thức đối với chuỗi cung ứng trong năm 2024”.
Nhận định về tình hình kinh tế tại Trung Quốc, bà Georgieva kêu gọi Bắc Kinh kiên trì hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước, giải quyết những lo ngại về nợ và thực thi các quy định trong lĩnh vực bất động sản. Theo bà, những biện pháp này rất quan trọng để ngăn chặn nền kinh tế rơi vào tình trạng tăng trưởng trì trệ.
Về nền kinh tế Mỹ, bà Georgieva đã nhắc đến việc “hạ cánh mềm”, trùng với thời điểm dự kiến thực hiện cắt giảm lãi suất liên bang.
Cùng chung quan điểm, bà Gita Gopinath, Giám đốc điều hành của IMF, nhận định khả năng hạ cánh mềm đã tăng lên đáng kể, cho rằng thị trường không nên kỳ vọng vào khả năng cắt giảm lãi suất nhanh. Bà Gita Gopinath nói: “Kể từ dự báo của IMF vào tháng 10 (năm ngoái), tình hình kinh tế đã thay đổi. Trong khi có khả năng giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái kinh tế ở các nền kinh tế lớn, tình hình an ninh ở Trung Đông đặt ra mối đe dọa về áp lực giá cả và thách thức mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.
>> Khủng hoảng ở Biển Đỏ có thể phá tan hi vọng phục hồi kinh tế toàn cầu