🔥 Chinh phục thị trường với công cụ chọn cổ phiếu có AI hỗ trợ của InvestingPro – HIỆN GIẢM tới 50% NHẬN ƯU ĐÃI

Hoảng hồn vì lời đe dọa áp thuế, hàng loạt công ty Nhật Bản di cư khỏi Trung Quốc

Ngày đăng 20:54 05/08/2019
Hoảng hồn vì lời đe dọa áp thuế, hàng loạt công ty Nhật Bản di cư khỏi Trung Quốc

Vietstock - Hoảng hồn vì lời đe dọa áp thuế, hàng loạt công ty Nhật Bản di cư khỏi Trung Quốc

Các công ty Nhật Bản hàng đầu bao gồm Sony, Ricoh và Asics đang gấp rút chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, gia nhập vào làn sóng di cư của các nhà sản xuất để né hàng rào thuế quan của Mỹ.

Tuần trước, Sony cho biết cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể buộc họ phải nâng giá sản phẩm hoặc chuyển sản xuất máy trò chơi cầm tay PlayStation, camera và máy chiếu ra khỏi Trung Quốc – những động thái có thể làm giảm lợi nhuận trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2020 khoảng 10 tỷ Yên (tương đương 94 triệu USD). Ricoh – vốn có 28% doanh thu đến từ châu Mỹ trong năm tài khóa trước – đã hoàn tất quá trình chuyển giao dây chuyền sản xuất máy in tốc độ cao từ Thâm Quyến (Trung Quốc) đến Thái Lan trong tháng 7/2019.

Động thái leo thang căng thẳng của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần trước càng gây thêm gián đoạn đến chuỗi cung ứng, khi các công ty từ Nike cho đến Giant Manufacturing tìm đến các địa điểm thay thế như Việt Nam, Thái Lan và Đài Loan để xây dựng nhà máy. Tuần trước, ông Trump đề xuất áp thêm thuế  10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 01/09/2019, “rót thêm dầu vào lửa” vào cuộc chiến thương mại vốn đã rất căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong nhiều năm qua, các nhà sản xuất Nhật Bản đã và đang tìm cách giảm bớt chi phí lao động và đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc khi tiền lương cho người lao động ở Trung Quốc ngày càng tăng và cơ sở hạ tầng ở các quốc gia như Việt Nam và Bangladesh có nhiều bước tiến thực sự. Dẫu vậy, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn là trung tâm sản xuất quan trọng bậc nhất đối với nhiều công ty Nhật Bản.

Asics – nhà sản xuất giày và quần áo thể thao – đã chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc đến Việt Nam từ tháng 9/2018, phát ngôn viên của Công ty này cho biết trong ngày thứ Hai (05/08). Trước đó, hai nhà sản xuất giày và quần áo thể thao lớn nhất thế giới là Nike và Adidas AG cũng đưa ra động thái tương tự.

Hồi tháng 5/2019, cùng với Nike, Adidas và các công ty sản xuất giày khác, Puma SE đã gửi đi một lá thư đến ông Trump. Trong lá thư này, họ nói rõ hàng rào thuế quan đánh trên giày sản xuất ở Trung Quốc sẽ là thảm họa đối với khách hàng, công ty và nền kinh tế Mỹ.

Sharp – vốn sản xuất máy tính xách tay Dynabook ở Trung Quốc – đang xem xét chuyển hoạt động sản xuất máy tính xách tay đến Việt Nam hoặc Đài Loan, mặc dù chỉ 10% lượng hàng của họ được xuất khẩu đến Mỹ, Giám đốc điều hành của Sharp Tai Jeng-wu cho biết. Công ty cũng đang cân nhắc dịch chuyển việc sản xuất máy in đa dụng từ Trung Quốc đến các cơ sở ở Thái Lan, ông Tai cho biết.

Tsutomu Hirano, Phát ngôn viên của Sharp, cho biết Công ty vẫn chưa thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào.

Nintendo – nhà sản xuất máy chơi game Switch – bắt đầu chuyển hướng sản xuất máy chơi game đến Việt Nam trong vài tháng gần đây để phòng ngừa rủi ro, theo phát ngôn viên của Công ty. Kyocera cho biết, Công ty sẽ chuyển sản xuất máy in đa dụng và máy photocopy từ Trung Quốc đến Việt Nam, chủ yếu là để né thuế.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.