Vietstock - Cuộc thanh trừng cho vay P2P khiến nền kinh tế Trung Quốc tổn hại 115 tỷ USD
Cuộc thanh trừng kéo dài nhiều năm của Trung Quốc đối với ngành cho vay ngang hàng (P2P) khiến số lượng nền tảng cho vay P2P giảm xuống chỉ còn 29 nền tảng, từ mức 6,600 nền tảng tại đỉnh điểm năm 2012, theo cơ quan điều hành ngân hàng Trung Quốc.
Cuộc kiểm soát gắt gao này – có khả năng hoàn tất vào cuối năm 2020 – khiến nhà đầu tư bị mất hơn 800 tỷ Nhân dân tệ (115 tỷ USD) tiền nợ chưa thanh toán từ các nền tảng cho vay đã thất bại, Guo Shuqing, Chủ tịch của Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung ương (CBRC) cho biết trong ngày 14/08. Các cơ quan điều hành cùng với cảnh sát sẽ cố gắng hết sức để thu hồi lượng tiền này, ông nói.
Năm 2018, Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực thanh trừng một ngành từng có hơn 150 tỷ USD dự nợ và có hơn 50 triệu nhà đầu tư, nhưng đầy rẫy vụ gian lận và vỡ nợ. Thậm chí những tay chơi to nhất như Lufax và Dianrong.com cũng bị giám sát và điều tra gắt gao.
Được quảng bá là cách thức mới mẻ để kết nối người tiết kiệm với người đi vay vốn nhỏ, nền tảng P2P trải qua con đường gập ghềnh trên toàn cầu. Tại Trung Quốc, các nền tảng này có bao gồm cả một phần của hệ thống ngân hàng ngầm. Việc thiếu kiểm soát cho phép dư nợ tăng trưởng mạnh, trong đó dư nợ vay P2P tăng từ gần như không có gì (năm 2012) lên 1.22 ngàn tỷ Nhân dân tệ trong tháng 12/2017 từ gần 6,600 nền tảng, theo công ty nghiên cứu WDZJ.
* Vay tiền đánh chứng, nợ tiêu dùng tại Trung Quốc lên cao chưa từng thấy
* Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị Mỹ tịch thu tài sản ở nước ngoài
* Ba tấn tiền mặt trong vụ tham nhũng 258 triệu USD tại Trung Quốc
* Trung Quốc sẽ mang WeChat, TikTok vào bàn đàm phán với Mỹ?
Vũ Hạo (Theo Bloomberg)