🌎 Tham gia cộng đồng hơn 150K nhà đ.tư ở hơn 35 nước & dùng công cụ chọn CP bằng AI để đạt lợi nhuận hàng đầu thị trườngMở Khóa Ngay

Chính phủ Mỹ bỏ lỡ hàng tỷ USD vì bán rẻ Bitcoin

Ngày đăng 18:23 20/12/2021
Chính phủ Mỹ bỏ lỡ hàng tỷ USD vì bán rẻ Bitcoin
BTC/USD
-

Vietstock - Chính phủ Mỹ bỏ lỡ hàng tỷ USD vì bán rẻ Bitcoin

Số Bitcoin này do các cơ quan quản lý Mỹ thu giữ từ các vụ án liên quan đến tội phạm công nghệ cao.

Theo CNBC, các hoạt động trấn áp tội phạm trong quá khứ từng giúp chính phủ Mỹ thu về số lượng tiền mã hóa khổng lồ. Tuy nhiên, thay vì giao cho các đơn vị quản lý chuyên nghiệp, số tiền mã hóa này đều được rao bán với giá thậm chí rẻ hơn thị trường.

Năm 2018, chính phủ Mỹ bán 500 Bitcoin cho Riot Blockchain với giá 5 triệu USD. Số Bitcoin này hiện đáng giá hơn 23 triệu USD. Trước đó, vào năm 2014, giới chức nước này đã thanh lý 30.000 Bitcoin cho tỷ phú đầu tư mạo hiểm Tim Drapper với giá 19 triệu USD, tương đương 1,3 tỷ USD theo thị giá hiện nay.

Cơ quan quản lý Mỹ cũng từng thu giữ số tiền mã hóa trị giá 56 triệu USD từ vụ án lừa đảo BitConnect. Song, số tiền thu lại từ hoạt động thanh lý sẽ được trao trả cho các nạn nhân.

“Chính phủ thường đi sau bọn tội phạm vài bước về đổi mới và công nghệ. Bạn sẽ không học được điều này trong quá trình đào tạo cơ bản. Có lẽ từ 3-5 năm các cơ quan sẽ cập nhật một số hướng dẫn hoặc chỉnh sửa dạy bạn cách truy tìm tiền mã hóa hay xử lý ra sao sau khi thu giữ chúng”, Jud Welle, cựu công tố viên tội phạm mạng liên bang, cho biết.

FBI thu giữ tang vật trong một vụ án liên quan đến tiền mã hóa cuối năm 2019. Ảnh: CNBC.

Việc giải quyết chứng cứ vụ án liên quan đến tiền mã hóa thường trải qua 3 giai đoạn, bao gồm khám xét/thu giữ, thanh lý số tài sản và triển khai số tiền kiếm được từ hoạt động thanh lý.

Theo Koopman, Giám đốc đơn vị tội phạm mạng của Sở Thuế vụ Mỹ, quy trình điều tra và phá các vụ án công nghệ cao thường có sự góp mặt của nhiều cơ quan khác như Cục Điều tra Liên bang, An ninh Nội địa hay Cơ quan Mật vụ…

“Trong năm tài chính 2019, chúng tôi thu giữ số tiền mã hóa khoảng 700.000 USD. Năm 2020 con số này tăng lên thành 137 triệu USD. Riêng năm 2021, chúng tôi thu giữ khoảng 1,2 tỷ USD”, Koopman nói.

Khi vụ án kết thúc, Cảnh sát Tư pháp là cơ quan chịu trách nhiệm bán đấu giá các khoản tiền mã hóa của chính phủ. Tính đến nay, đơn vị này đã thu giữ, bán đấu giá hơn 185.000 Bitcoin. Bộ nhớ lưu trữ số tiền mã hóa ước tính trị giá khoảng 8,6 tỷ USD.

Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Mỹ đã thêm tiền mã hóa vào mục đấu giá vào đầu năm nay.

Tháng 7/2021, Bộ Tư pháp giao trọng trách giám sát hoạt động thu giữ hoăc tiêu hủy tiền mã hóa trong các vụ án hình sự cho ngân hàng Anchorage Digital (trụ sở ở San Francisco). Trước đó, nhiệm vụ này được giao cho công ty BitGo.

Tháng 11/2020, chính phủ Mỹ thu giữ số Bitcoin trị giá 1 tỷ USD liên quan đến vụ án “Con đường tơ lụa”. Do vụ án chưa kết thúc, tang vật hiện vẫn bị niêm phong.

Một khi vụ án được giải quyết, số tiền mã hóa sẽ được đấu giá, quy đổi thành tiền pháp định và chia cho các bang. Số tiền này thường được gửi vào Quỹ Cưỡng đoạt Tài sản Kho bạc hoặc Quỹ Cưỡng đoạt Tài sản của Bộ Tư pháp.

Koopman cho biết số tiền mã hóa thu giữ trong các vụ án của nhóm hiện chiếm 60-70% tỷ trọng Quỹ Cưỡng đoạt Kho bạc.

Ngọc Phương Linh

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.