⏳ Những Giờ Cuối Cùng! Tiết kiệm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

'Bong bóng du lịch' vỡ tan

Ngày đăng 16:59 05/09/2020
'Bong bóng du lịch' vỡ tan

Vietstock - 'Bong bóng du lịch' vỡ tan

Để cứu ngành du lịch trong Covid-19, vài quốc gia tạo "bong bóng du lịch" với các nước láng giềng. Song những thử nghiệm cho kết quả khác nhau.

* Kịch bản nào cho nền kinh tế quá phụ thuộc du lịch?

Một trong những chiến lược để duy trì thị trường du lịch quốc tế giữa đại dịch là tạo ra "bong bóng du lịch": liên minh giữa các quốc gia láng giềng có tỷ lệ lây nhiễm thấp, cho phép du khách từ nước này sang nước khác tự do. Nhưng khi hè 2020 trôi qua và Covid-19 chưa có dấu hiệu suy yếu, dường như tại nhiều nơi "bong bóng du lịch" đã vỡ tan.

Thị trường du lịch quốc tế đóng băng không chỉ phá hỏng kỳ nghỉ hè của các gia đình; mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu một cách sâu sắc. Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) ước tính cứ 10 lao động trên thế giới có một người liên quan đến ngành du lịch, chịu tác động trực tiếp từ đại dịch. Đối với những quốc gia nổi tiếng như Hy Lạp, nơi ngành du lịch chiếm khoảng 40% việc làm, thiệt hại thậm chí còn ghê gớm hơn.

'Bong bóng du lịch' vỡ ở đâu?

Hồi tháng 5, New Zealand và Australia thu hút dư luận khi công bố kế hoạch đối tác du lịch giữa đại dịch. "Bong bóng Trans-Tasman" cho phép công dân New Zealand hoặc Australia đến nước còn lại mà không cần qua kiểm dịch hoặc xét nghiệm nCoV. Kế hoạch được kỳ vọng trở thành hiện thực từ tháng 9, nhưng đầu tháng 8 đại dịch bùng phát ở bang Victoria, Australia, khiến mọi thứ đình trệ.

Đề xuất tạo "bong bóng du lịch" giữa New Zealand và Australia hồi tháng 5 đã bị hoãn vô thời hạn. Ảnh: Reuters

Suốt một thời gian, châu Âu dường như là hy vọng tươi sáng nhất để tái khởi động ngành du lịch, bắt đầu với khái niệm "bong bóng". Ngày 15/5, các quốc gia vùng Baltic gồm Latvia, Estonia và Lithuania tạo ra bong bóng du lịch đầu tiên ở châu Âu. Cuối tháng 5, Hungary và Slovenia song phương cho phép công dân tiếp tục đi lại giữa hai nước.

Phần lớn châu Âu nhanh chóng trở thành một bong bóng du lịch khổng lồ. Ủy ban châu Âu (EC) phát động chương trình "Mở cửa lại EU", với website liệt kê những quy tắc đi lại giữa các quốc gia. Từng nước thành viên bắt đầu nới lỏng những lệnh hạn chế theo tốc độ riêng. Ví dụ, Đức và Italy sớm đón khách từ các nước EU hoặc khối Schengen. Anh cũng bắt đầu mở cửa với các nước láng giềng.

Tuy nhiên, cánh cửa biên giới không mở rộng chào đón khách nước ngoài quá lâu. Virus lây lan trên diện rộng, biên giới các nước châu Âu đóng lại chỉ trong một thời gian ngắn. Ngay cuối tháng 7, Anh đột ngột yêu cầu người dân trở về từ những kỳ nghỉ ở Tây Ban Nha phải tự cách ly 14 ngày. Thông báo này được phát đi chỉ vài tuần sau khi xứ sở sương mù mở "hành lang du lịch" với Tây Ban Nha, và sự hợp tác này cũng chấm dứt ngay lập tức. Đến giữa tháng 8, không ít người Anh đang du lịch Pháp phải vội vã về nhà để tránh các lệnh hạn chế mới, nếu không muốn cách ly hai tuần sau kỳ nghỉ.

"Bong bóng du lịch" tại châu Á cũng chung số phận. Thái Lan kỳ vọng đón khách du lịch từ những nơi có tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng thấp, như Nhật Bản, Hong Kong và Hàn Quốc. Khách đến từ những nơi này không phải tự cách ly. Song tất cả cũng đổ bể.

Trong khi một số quốc gia áp dụng bong bóng du lịch với các nước láng giềng, những quốc gia khác lại lập danh sách các nước được phép nhập cảnh có điều kiện.

Tại Mỹ, nơi ghi nhận số ca lây nhiễm chiếm khoảng 25% toàn thế giới, các bang như New York, New Jersey và Connecticut tự tạo ra bong bóng du lịch riêng. Theo đó, quy định tự cách ly 14 ngày áp dụng với các du khách đến từ những bang ghi nhận số người dương tính với nCoV trung bình lớn hơn 10% trong 7 ngày; hoặc số ca dương tính lớn hơn 10 trên 100.000 dân.

Từ 'bong bóng' đến 'hành lang du lịch'

Ý tưởng về "bong bóng du lịch" dần dần nhường chỗ cho "hành lang du lịch" và danh sách an toàn. Theo đó, tùy thuộc vào điểm đến, khách du lịch từ một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới sẽ không cần tự cách ly, trừ phi họ đang có các triệu chứng nghi mắc Covid-19 hoặc mới bị nhiễm nCoV. Các quy định này được đăng trên website của các chính phủ, ví dụ như "Re-Open EU" nêu trên hay website của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC).

Những quy định này thay đổi liên tục, tùy vào diễn biến của dịch bệnh. Ví dụ từ 0h ngày 21/8, khách du lịch đến Na Uy từ những địa điểm mới chuyển sang trạng thái cảnh báo "đỏ" như Áo, Hy Lạp, Ireland và Anh, phải cách ly. Website của chính phủ Anh, với danh sách hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có công dân đến xứ sở sương mù không cần tự cách ly, gần đây xóa tên Croatia và Áo; thêm Bồ Đào Nha vào danh sách. Còn website của Bộ Ngoại giao Bỉ cập nhật danh sách hạn chế nhập cảnh với công dân từ nhiều quốc gia vào 16h hàng ngày.

Khách du lịch Italy tụ tập gần tháp Eiffel, Pháp hồi đầu tháng 8. Ảnh: AP

Hầu hết website của Bộ Ngoại giao các nước đều nêu đầy đủ yêu cầu xét nghiệm virus với du khách. Một số quốc gia khuyên khách du lịch mang theo giấy chứng nhận âm tính với nCoV và cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại sân bay hoặc yêu cầu khách tự cách ly trong 14 ngày như một biện pháp thay thế. Những nước khác, như Mỹ, gần đây đã bỏ khuyến cáo khách du lịch mới nhập cảnh phải cách ly 14 ngày, và không yêu cầu xét nghiệm để nhập cảnh.

Còn Hy Lạp, thay vì cấm tất cả khách du lịch từ các quốc gia có nguy cơ lây nhiễm cao, gần đây bắt đầu yêu cầu công dân từ một số nước đặc biệt cần giấy chứng nhận âm tính với Covid-19, xét nghiệm thực hiện trong vòng ba ngày kể từ khi nhập cảnh.

Tiến sĩ Brad Connor, giám đốc mạng lưới giám sát bệnh truyền nhiễm mới nổi GeoSentinel của CDC tại New York, đánh giá rủi ro lây nhiễm nCoV hiện nay cao với cả khách du lịch và quốc gia họ ghé thăm.

Chuyên gia này cho biết, những du khách không và chưa có triệu chứng - dù đã nhiễm bệnh - có thể vô tình mang virus vào một khu vực mà không bị phát hiện. Từ đó, dịch bệnh sẽ bùng phát mà không có vaccine hay phương pháp điều trị nào thích hợp.

"Tất cả chúng ta đều muốn đi du lịch trở lại một cách an toàn. Không may, mọi nỗ lực đến nay đều không có kết quả", tiến sĩ Connor bày tỏ.

Tiếp cận theo khu vực

Các làn sóng lây nhiễm có thể mang tính cục bộ, và lệnh hạn chế của vài quốc gia áp dụng theo vùng miền. Ví dụ, chính phủ Bỉ khuyến nghị xét nghiệm và cách ly với khách du lịch đến từ các khu vực nhất định trong EU, như phía tây nam Bulgaria. Na Uy tuyên bố khu vực Norrbotten ở Thụy Điển, nơi báo cáo ít ca Covid-19 hơn hầu hết các khu vực khác trong nước, được thay đổi trong danh sách của nó từ "đỏ" thành "vàng" và bất kỳ ai nhập cảnh vào Na Uy từ đó sẽ không phải kiểm dịch.

Mở ra một khu vực cho khách du lịch quốc tế là ý tưởng mới nhất nhằm duy trì một phần doanh thu của năm nay. Thái Lan đang xem xét một chương trình dành cho khách quốc tế sẵn sàng ở lại đảo Phuket trong 30 ngày, nơi họ sẽ cách ly tại các khu nghỉ dưỡng cụ thể và được xét nghiệm Covid-19 hai lần.

Hầu hết chính phủ các nước hiểu tình hình không cho phép lập kế hoạch quá xa. Ví dụ website của chính phủ Na Uy khuyến cáo người dân rằng, "Bộ Ngoại giao không thể cho biết khi nào lời khuyên du lịch cho các quốc gia bên ngoài châu Âu sẽ được thay đổi".

Tiến sĩ Connor nói: "Du khách có thể tiếp tục giảm thiểu rủi ro cho bản thân và những người khác bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay và tránh xa xã hội, nhưng hiện tại chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro. Đó chính là vấn đề".

Bảo Ngọc

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.