⏳ Những Giờ Cuối Cùng! Tiết kiệm tới 60% InvestingProNHẬN ƯU ĐÃI

Việt Nam chi hơn 1,4 tỷ USD nhập khẩu phế liệu sắt thép. Thị trường 22/7

Ngày đăng 10:09 22/07/2021
© Reuters.
GOOGL
-
META
-
GOOG
-

Theo Dong Hai

Investing.com – Thị trường Việt Nam thứ Năm 22/7 có những tin tức gì? Việt Nam chi hơn 1,4 tỷ USD nhập khẩu phế liệu sắt thép. Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 từ VEPR. Chính thức siết hoạt động quảng cáo trên Youtube, Facebook (NASDAQ:FB) tại Việt Nam từ 15/9. Dưới đây là 3 thông tin mới nhất trong chuyển động của thị trường Việt Nam hôm nay.

1. Việt Nam chi hơn 1,4 tỷ USD nhập khẩu phế liệu sắt thép

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 6 đạt gần 708 nghìn tấn, giá trị hơn 325 triệu USD, giảm nhẹ về lượng, nhưng tăng 13% về giá trị so với tháng 5. Lũy kế 6 tháng đầu năm nay, nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt gần 3,5 triệu tấn, trị giá hơn 1,4 tỷ USD, tăng 32% về lượng và tăng gần 2,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu lượng lớn phế liệu thép từ các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, Australia và Hong Kong.

Đáng chú ý, trong tháng 6, nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Mỹ đạt 274.000 tấn, tương đương 124,5 triệu USD, tăng hơn 2 lần về lượng và giá trị so với tháng 5.

Tính chung 6 tháng đầu năm, nhập khẩu phế liệu sắt thép của Mỹ tăng mạnh, đạt hơn 814.000 tấn, tương đương hơn 337 triệu USD, tăng 2,5 lần lượng, tăng 4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 24% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước. Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Australia đạt gần 259 nghìn tấn, tương đương gần 116 triệu USD, tăng mạnh 76% về lượng, tăng 191% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước. Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Hong Kong đạt 258.000 tấn, tương đương 112,5 triệu USD, tăng 22% về lượng, tăng gấp đôi về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 8% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Nhìn chung, lượng nhập khẩu phế liệu sắt thép từ hầu hết các thị trường đều tăng, chỉ riêng thị trường Nhật Bản có xu hướng giảm nhẹ. Nhập khẩu phế liệu sắt thép từ Nhật Bản, thị trường lớn nhất trong 6 tháng đầu năm đạt hơn 1,4 triệu tấn, tương đương hơn 638 triệu USD, giảm 6% về lượng nhưng tăng 54% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, chiếm gần 45% tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Về giá nhập khẩu phế liệu sắt thép, trong tháng 6 đạt 459 USD/tấn, tăng 13% so với tháng 5 và tăng gần gấp đôi so với tháng 6/2020. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, giá nhập khẩu phế liệu thép đạt 411 USD/tấn, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể hơn, số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, đầu tháng 6, giá thép phế HMS 1⁄2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 518 USD/tấn CFR (tiền hàng và cước phí) Đông Á ngày 30/6. Mức giá này tăng 10 USD/tấn so với hồi đầu tháng 6. Giá thép phế chào bán tại các thị trường Mỹ, châu Âu và Đông Nam Á có xu hướng tăng nhẹ.

Giá thép phế nội địa tăng từ 300 đồng/kg đến 800 đồng/kg, giữ mức 10.000/kg - 10.800 đồng/kg. Giá thép phế nhập khẩu giảm 5 USD/tấn giữ mức 513 USD/tấn cuối tháng 6.

2. Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 từ VEPR

Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và đưa ra ba kịch bản tăng trưởng cho năm 2021. Nhận định về triển vọng kinh tế năm 2021, VEPR cho rằng, tình hình dịch COVID-19 bùng phát trở lại trong giữa và cuối quý 2 đã làm gián đoạn quá trình sản xuất của các doanh nghiệp tại địa phương đang bùng phát dịch. Mặt khác, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm; sức khỏe hệ thống ngân hàng – tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; hiệu quả đầu tư công thấp.

Diễn biến của tình hình bệnh dịch hiện tại, VEPR đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 so với các báo cáo trước đây. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 được dự báo tăng 4,5% – 5,1%, thấp hơn 1,2 – 1,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó.

Theo VEPR, triển vọng kinh tế những tháng cuối năm phụ thuộc nhiều vào tốc độ và quy mô tiêm chủng vaccine, hiệu quả, phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch, các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng ở trong nước.

Dựa trên tình hình thực tiễn, VEPR đã đưa ra 3 kịch bản dự báo trên cơ sở giả định các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam sẽ triển khai thành công việc tiêm vaccine vào đầu Quý 4/2021 và khống chế được tình trạng tái bùng phát, hoạt động kinh tế được khôi phục, căng thẳng thương mại và bất ổn chính trị được làm dịu hơn. Trong khi đó, tình hình kiểm soát bệnh dịch tại Việt Nam có thể diễn biến theo các chiều hướng khác nhau.

  • Kịch bản cơ sở: Dịch bệnh được kiểm soát vào cuối Quý 3/2021, việc tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào Quý 2/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 4,5–5,1%.
  • Kịch bản thuận lợi: Dịch bệnh được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, việc tiêm vaccine được đẩy nhanh và đạt miễn dịch cộng đồng vào Quý 1/2022, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 5,4–6,1%.
  • Kịch bản bất lợi: Dịch bệnh chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới Quý 4, quá trình tiêm chủng vaccine được triển khai chậm do thiếu nguồn cung; các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi số được thúc đẩy nhưng dịch vụ, thương mại và thu hút vốn FDI phục hồi chậm. Khi đó, kinh tế Việt Nam năm 2021 chỉ có thể tăng trưởng từ 3,5-4,0%.

3. Chính thức siết hoạt động quảng cáo trên Youtube, Facebook tại Việt Nam từ 15/9

Nghị định 70 do Chính phủ vừa ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 181 năm 2013, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo. Nghị định mới được xây dựng và ban hành theo đề xuất của Bộ TT&TT nhằm siết lại hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam như Google (NASDAQ:GOOGL), Facebook (NASDAQ:FB), Youtube. Trong nghị định này, hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam được xác định là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài dùng trang thông tin điện tử kinh doanh dịch vụ quảng cáo từ hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đặt ở nước ngoài, cho người dùng tại Việt Nam, có phát sinh doanh thu tại Việt Nam. Do đó, người kinh doanh dịch vụ, phát hành quảng cáo và người quảng cáo tham gia hoạt động cung cấp các dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nghị định 70 quy định các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới còn phải thông báo đến Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh. Trong các nội dung yêu cầu có thông tin tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở, địa chỉ đặt máy chủ hoặc đầu mối liên hệ tại Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của Bộ TT&TT, các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đồng thời, họ cũng phải cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân liên quan tới hoạt động quảng cáo xuyên biên giới có dấu hiệu vi phạm pháp luật cho các cơ quan chức năng. Người phát hành quảng cáo, người quảng cáo khi tham gia giao kết hợp đồng với bên cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có quyền yêu cầu không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm theo Luật An ninh mạng và Luật Sở hữu trí tuệ.

Quy định mới cũng yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có biện pháp kỹ thuật để kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật trên hệ thống cung cấp dịch vụ. Không hợp tác phát hành sản phẩm quảng cáo với trang thông tin điện tử đã được thông báo vi phạm pháp luật.

Bộ TT&TT sẽ là cơ quan tiếp nhận các thông báo về quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật và là đầu mối liên hệ, gửi yêu cầu xử lý quảng cáo vi phạm. Đồng thời có trách nhiệm rà soát, kiểm tra nội dung vi phạm, gửi yêu cầu xử lý đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ TT&TT, các đơn vị phải thực hiện xử lý vi phạm trong vòng 24 giờ. Sau thời hạn trên, nếu không xử lý và không có lý do chính đáng, Bộ sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn các quảng cáo này. Trong trường hợp phát hiện các quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện ngăn chặn ngay các quảng cáo vi phạm.

Nghị định 70 sẽ chính thức có hiệu lực từ 15/9.

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2024 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.