Triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sẽ gặp thách thức gì?

Ngày đăng 04:02 15/07/2024
Triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sẽ gặp thách thức gì?
SSI
-

Vietstock - Triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sẽ gặp thách thức gì?

Theo SSI (HM:SSI) Research, cơ chế DPPA được ban hành là điều cần thiết để khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào các dự án năng lượng tái tạo trong nước, phục vụ mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tuy nhiên, cơ chế này vẫn gặp những rào cản trong việc triển khai.

Trong báo cáo cập nhật ngành điện, bộ phận phân tích SSI cho rằng nhìn chung, cơ chế DPPA có thể khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) trong nước, qua đó thúc đẩy sự phát triển bền vững về môi trường và nâng cao hiệu quả của thị trường điện ở Việt Nam.

Sự xuất hiện của DPPA được kỳ vọng giảm sự phụ thuộc vào EVN và lưới điện quốc gia, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh tốt hơn cho các bên tham gia cũng như giải quyết vấn đề tài chính của EVN. Bên cạnh đó, Quy hoạch điện 8 (QHĐ8) đặt mục tiêu đạt Net Zero vào năm 2050, cũng như tiếp tục mở rộng công suất điện (đạt trên 150,000 MW vào năm 2030 và đạt gần 600,000 MW vào năm 2050), thì NLTT dự kiến sẽ đóng vai trò chính trong quá trình thực hiện lộ trình này.

Ngoài ra, việc khuyến khích tăng cường NLTT (đặc biệt ở miền Bắc) có thể giảm hoặc góp phần giải quyết tiệt để vấn đề thiếu điện của Việt Nam về dài hạn. Cơ chế này cũng cho phép phòng ngừa rủi ro thông qua việc quy định về hợp đồng kỳ hạn.

Dựa trên khảo sát do Bộ Công Thương thực hiện vào cuối năm 2023 với 67 dự án điện tái tạo tham gia khảo sát, có 24 dự án (1,773 MW) mong muốn tham gia cơ chế DPPA với tư cách là bên bán; 17 dự án khác (2,836 MW) cân nhắc tham gia.

Về phía người mua, 20 trong số 41 đại diện được khảo sát (996 MW) mong muốn tham gia cơ chế. SSI kỳ vọng cơ chế sẽ một trong những bước quan trọng đầu tiên nhằm khuyến khích phát triển Thị trường Bán buôn Điện Việt Nam (VWEM), và sau này tiến tới Thị trường Bán lẻ Điện Cạnh tranh Việt Nam (VREM).

Tuy nhiên, với câu chuyện ngắn hạn, SSI cho rằng việc triển khai DPPA sẽ phải đối mặt với một số thách thức. Đầu tiên là liên quan đến việc cần duy trì nguồn điện ổn định hơn và phát triển nguồn điện từ Hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) để hỗ trợ ổn định lưới điện quốc gia và giảm thất thoát điện năng trong bối cảnh nguồn điện tái tạo không ổn định.

Lưu ý, tiềm năng tăng công suất năng lượng tái tạo trên lưới điện quốc gia trong tương lai từ việc triển khai cơ chế DPPA, phải đi kèm với các chính sách điều độ hợp lý hơn để giải quyết vấn đề với khả năng chịu tải của lưới điện, cũng như việc phát triển các nguồn điện ổn định hơn trên lưới điện như điện khí/LNG và triển khai công nghệ BESS vào sản xuất điện.

Tuy nhiên, theo đánh giá của EVN, giá bán lẻ điện hiện nay thấp hơn chi phí sản xuất điện khí/LNG (một trong những nguồn ổn định hơn) và điện từ công nghệ BESS, tạo ra rào cản cho việc phát triển các nguồn điện này. Trong trung và dài hạn, SSI kỳ vọng những điều chỉnh tăng thêm hoặc (và) việc triển khai mô hình giá bán lẻ điện hai thành phần sẽ giúp giảm bớt và giải quyết tình trạng này.

Bên cạnh đó, do cơ chế DPPA còn khá mới nên có thể phát sinh một số vấn đề khó tránh khỏi trong quá trình triển khai. Ví dụ như, đối với hình thức mua bán trực tiếp thông qua đường dây truyền tải riêng, người mua và người bán có thể gặp khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng do thiếu cơ chế hướng dẫn.

SSI cho rằng, các công ty hiện đang sở hữu các dự án năng lượng tái tạo sẽ được hưởng lợi chính. Về tính hiệu quả tài chính, các dự án nằm gần khu vực sản xuất (như KCN, khu kinh tế, khu chế xuất) sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Cơ chế DPPA quy định 2 cách mua bán điện trực tiếp gồm: 1) qua đường dây kết nối riêng giữa đơn vị phát điện và khách hàng lớn và 2) qua Lưới điện quốc gia.

Mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng: cách này hình thành từ việc người mua (không bao gồm đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm) và người bán thỏa thuận hợp đồng mua bán điện, phù hợp với quy định tại Luật Điện lực và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Với hợp đồng này, hai bên thỏa thuận về giá (và những điều khoản khác) và tự chịu trách nhiệm đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành đường dây kết nối riêng. Nếu đơn vị điện lực vừa là đơn vị phát điện vừa thực hiện chức năng bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm mua điện từ hệ thống điện quốc gia và các nguồn điện tại chỗ khác thì giá bán lẻ điện được thực hiện theo Quy định về thực hiện giá bán điện do Bộ Công Thương ban hành. Ngoài ra, trường hợp có sản lượng điện dư, người bán phải đàm phán hợp đồng mua bán điện để bán cho EVN.

Mua bán điện trực tiếp qua Lưới điện quốc gia: người bán và người mua (có bao gồm đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm) có thể ký với nhau hợp đồng kỳ hạn để quản trị rủi ro về giá đối với mức sản lượng điện nhất định (thực hiện thông qua việc thanh toán chênh lệch so với giá thị trường giao ngay trong tương lai). Trong đó, người bán sẽ bán điện vào thị trường giao ngay (hiện tại được gọi là thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam) với giá điện giao ngay (hiện tại gọi là giá thị trường điện - hay FMP).

Ngoài ra, người mua sẽ mua điện thông qua việc ký kết hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền/phân cấp). Điều kiện để tham gia hình thức này cũng cao hơn, có thể kể đến là khách hàng sử dụng điện lớn cũng phải đấu nối cấp điện áp 22 kV trở lên như đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm và người bán là đơn vị phát điện năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời với công suất từ 10 MW trở lên.

Châu An

Bình luận mới nhất

Cài Đặt Ứng Dụng của Chúng Tôi
Công Bố Rủi Ro: Giao dịch các công cụ tài chính và/hoặc tiền điện tử tiềm ẩn mức độ rủi ro cao, bao gồm rủi ro mất một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư, và có thể không phù hợp với mọi nhà đầu tư. Giá cả tiền điện tử có độ biến động mạnh và có thể chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như các sự kiện tài chính, pháp lý hoặc chính trị. Việc giao dịch theo mức ký quỹ gia tăng rủi ro tài chính.
Trước khi quyết định giao dịch công cụ tài chính hoặc tiền điện tử, bạn cần nắm toàn bộ thông tin về rủi ro và chi phí đi kèm với việc giao dịch trên các thị trường tài chính, thận trọng cân nhắc đối tượng đầu tư, mức độ kinh nghiệm, khẩu vị rủi ro và xin tư vấn chuyên môn nếu cần.
Fusion Media xin nhắc bạn rằng dữ liệu có trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hay chính xác. Dữ liệu và giá cả trên trang web không nhất thiết là thông tin do bất kỳ thị trường hay sở giao dịch nào cung cấp, nhưng có thể được cung cấp bởi các nhà tạo lập thị trường, vì vậy, giá cả có thể không chính xác và có khả năng khác với mức giá thực tế tại bất kỳ thị trường nào, điều này có nghĩa các mức giá chỉ là minh họa và không phù hợp cho mục đích giao dịch. Fusion Media và bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu nào có trên trang web này đều không chấp nhận bất cứ nghĩa vụ nào trước bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào xảy ra từ kết quả giao dịch của bạn, hoặc trước việc bạn dựa vào thông tin có trong trang web này.
Bạn không được phép sử dụng, lưu trữ, sao chép, hiển thị, sửa đổi, truyền hay phân phối dữ liệu có trên trang web này và chưa nhận được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản của Fusion Media và/hoặc nhà cung cấp. Tất cả các quyền sở hữu trí tuệ đều được bảo hộ bởi các nhà cung cấp và/hoặc sở giao dịch cung cấp dữ liệu có trên trang web này.
Fusion Media có thể nhận thù lao từ các đơn vị quảng cáo xuất hiện trên trang web, dựa trên tương tác của bạn với các quảng cáo hoặc đơn vị quảng cáo đó.
Phiên bản tiếng Anh của thỏa thuận này là phiên bản chính, sẽ luôn được ưu tiên để đối chiếu khi có sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Việt.
© 2007-2025 - Công ty TNHH Fusion Media. Mọi quyền được bảo hộ.